Bảo Hiểm Thất Nghiệp Làm Việc Tới Mấy Giờ

Bảo Hiểm Thất Nghiệp Làm Việc Tới Mấy Giờ

Không liên quan đến tuyển dụng bảo hiểm nhưng giờ làm việc của bảo hiểm thất nghiệp chắc chắn là câu hỏi thường gặp của nhiều người khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

Không liên quan đến tuyển dụng bảo hiểm nhưng giờ làm việc của bảo hiểm thất nghiệp chắc chắn là câu hỏi thường gặp của nhiều người khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

Thủ tục để được hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào?

Trước khi quan tâm bảo hiểm thất nghiệp từ mấy giờ thì người lao động nên dành thời gian để tìm hiểu qua về các thủ tục, quy trình làm việc của nó, để tránh khỏi những bỡ ngỡ. Đối với thủ tục để được hưởng trợ cấp khi thất nghiệp, quy trình làm việc được chia thành 3 bước rõ ràng.

Bước 1: Người lao động mong muốn nhận được trợ cấp thất nghiệp từ cơ quan bảo hiểm thì phải trực tiếp nộp hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ nêu trên cho Trung tâm Giới thiệu việc làm của địa phương – nơi muốn nhận trợ cấp. Người lao động chú phải nộp trong vòng 3 tháng kể từ ngày có quyết định thôi việc, chấm dứt hợp đồng. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Bước 2: Thời hạn để cơ quan bảo hiểm giải quyết hồ sơ như sau

Cơ quan bảo hiểm sẽ xác nhận hồ sơ nếu người lao động không tìm được việc trong vòng 15 ngày kể từ lúc nộp hồ sơ

20 ngày sau khi nộp hồ sơ, cơ quan bảo hiểm sẽ quyết định có duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động hay không. Nếu không được duyệt thì cơ quan bảo hiểm phải ghi rõ ràng lý do bằng văn bản

Bước 3: Người Lao động đến nhận tiền trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT.

Tham khảo: Trang tuyển dụng bảo hiểm giúp ứng viên dễ dàng chọn lựa các vị trí công việc phù hợp năng lực bản thân

Ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động

Trong cuộc sống và công việc của mỗi người, không ai có thể đảm bảo được cho mình sự ổn định và cân bằng liên tục, bạn có thể bị cho nghỉ việc hoặc tự mình quyết định bất cứ lúc nào, vì bất cứ lý do nào. Nghỉ việc kéo theo rất nhiều “hệ lụy” đối với cuộc sống của từng người: Nghỉ việc đồng nghĩa không có thu nhập, không có tiền chi trả cho các dịch vụ, sinh hoạt như tiền nhà, tiền điện, tiền ăn uống… nghỉ việc cũng kéo theo một cuộc khủng hoảng tâm lý nho nhỏ mà ai cũng sẽ phải trải qua. Giờ làm việc của bảo hiểm thất nghiệp

Để giảm bớt gánh nặng về cả tâm lý và tài chính cho người tiêu dùng, quỹ bảo hiểm thất nghiệp ra đời. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, từ sự đóng góp của người lao động hàng tháng, tiền lãi chậm của bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp… Có một nguồn lực tài chính ổn định nhờ sự đóng góp của nhiều người, nhiều nguồn như vậy nên quỹ bảo hiểm thất nghiệp trở thành chỗ dựa vững chắc cho người lao động khi “sa cơ lỡ bước”.

Nó được ví như phao cứu sinh cho người lao động trong giai đoạn khủng hoảng việc làm, khủng hoảng tâm lý vì không có thu nhập. Chính vì vậy, bảo hiểm thất nghiệp hoạt động trên nguyên tắc cộng sinh, người lao động đóng góp – người lao động được hưởng.

Ngoài giải đáp thắc mắc “giờ làm việc của bảo hiểm thất nghiệp“, hy vọng qua bài viết mà timviecbaohiem.com chia sẻ ở trên sẽ giúp người lao động có thêm kiến thức và sự hiểu biết về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp, để có thể đảm bảo quyền lợi của cá nhân mình.

Tham khảo: Hướng dẫn chi tiết viết CV xin việc ngân hàng chuẩn nhất

©2018 – 2019 - Bản quyền thuộc về Bảo hiểm xã hội Tỉnh Quảng Ngãi.

Ghi rõ nguồn 'Cổng thông tin điện tử BHXH tỉnh Quảng Ngãi' hoặc 'quangngai.baohiemxahoi.gov.vn' khi phát hành lại thông tin.

QUYỀN LỢI HƯỞNG - MỨC HƯỞNG KHI THAM GIA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

I/ Điều kiện hưởng: (Điều 49 Luật Việc làm)

Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

1. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp: (Điều 50 Luật Việc làm)

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

b/ Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp:

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

c/ Thời điểm được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp:

Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Việc làm.

- Được hưởng chế độ BHYT trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp  (Điều 51 Luật Việc làm);

- Được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí (Điều 54 Luật Việc làm);

- Được hỗ trợ chi phí học nghề (Điều 55, 56 Luật Việc làm).

3.1. Đối tượng được hỗ trợ học nghề theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm có nhu cầu học nghề được hỗ trợ 1 lần để học  1 nghề tại cơ sở dạy nghề, bao gồm:

a) Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động, đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ;

b) Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 9 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật;

Lưu ý: Thời điểm bắt đầu học nghề của người lao động sau khi ban hành quyết định về việc hỗ trợ học nghề nhưng không quá 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

3.2. Thời gian hỗ trợ học nghề:

Thời gian hỗ trợ học nghề theo thời gian học nghề thực tế nhưng không quá 06 tháng.

Mức hỗ trợ học nghề theo Quyết định số 77/2014/QĐ_TTg của Thủ tướng Chính phủ được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Đối với người lao động đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc người đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 và có nhu cầu học nghề sau ngày 01 tháng 01 năm 2015 thì được áp dụng các quy định tại Quyết định này.

Mức hỗ trợ tối đa 01 (một) triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề.

Trường hợp người lao động tham gia khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở dạy nghề thì số ngày lẻ đó được tính tròn là 01 (một) tháng để xác định mức hỗ trợ học nghề.

Đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tham gia khóa học nghề có mức chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ học nghề thì phần vượt quá mức hỗ trợ học nghề do người lao động tự chi trả.

3.3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề: (Điều 24 Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015):

a) Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, hồ sơ nộp cho Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

b) Đối với người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ  9 tháng trở lên, nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Hồ sơ nộp cho Trung tâm dịch vụ việc làm địa phương nơi người lao động có nhu cầu học nghề, hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

- Bản chính hoặc bản sao chứng thực Quyết định chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐ làm việc đã hết hạn hoặc Quyết định thôi việc hoặc Quyết định sa thải hoặc Quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp: (Điều 53 Luật Việc làm):

4.1. Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp:

- Không thông báo về  việc tìm kiếm việc làm hàng tháng với Trung tâm dịch vụ việc làm.

4.2. Tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp:

Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian được hưởng theo quyết định thì tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định

4.3. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp:

a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;

c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

đ) Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;

e) Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục;

g) Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

i) Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;

l) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

m) Bị tòa án tuyên bố mất tích;

n) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

5.  Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp:

5.1. Sau thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn, hoặc hỏa hoạn, thiên tai, dịch bệnh. (Khoản 3 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015).

5.2. Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. (Khoản 6 Điều 18  Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015).

5.3. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. Khoản 7 Điều 18  Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015).

5.4. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n (của mục 4.3 nêu trên) được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.

6. Thời hạn, thủ tục nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp: (Khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015)

- Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

- Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, song thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.

Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu bưu điện.

Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm: (Khoản 1, 2, 3 Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015)

a/ Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp (theo mẫu của Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định);

b/ Quyết định chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐ làm việc đã hết hạn hoặc quyết định thôi việc hoặc quyết định sa thải hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động.

7. Thời hạn giải quyết hưởng BHTN: (Khoản 1 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015).

- Chi trả trợ thất nghiệp tháng đầu tiên: Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ).

- Chi trả trợ cấp thất nghiệp từ tháng thứ hai trở đi: Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo. Như vậy, người lao động nhận tiền trong thời hạn 12 ngày làm việc, tính từ ngày đi thông báo việc làm hằng tháng (theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ).

- Người lao động mang theo Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và chứng minh nhân dân (bản chính) liên hệ Cơ quan Bưu điện huyện, thị, thành phố để nhận tiền mặt.

8. Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp:

- Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ LĐTBXH quy định gửi Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Khi nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động trả lại thẻ BHYT cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

©2018 – 2019 - Bản quyền thuộc về Bảo hiểm xã hội Thành Phố Hải Phòng.

Ghi rõ nguồn 'Cổng thông tin điện tử BHXH Thành Phố Hải Phòng' hoặc 'haiphong.baohiemxahoi.gov.vn' khi phát hành lại thông tin.

Giấy phép số 195/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 2/05/2008

Thất nghiệp, dù được quan niệm theo nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng đều để lại những hậu quả khôn lường về kinh tế và xã hội cả giác độ cá nhân và toàn bộ nền kinh tế. Về mặt xã hội, thất nghiệp còn gây ra những tổn hại về mặt tinh thần và sức khỏe cho người lao động.

Do tác động của dịch Covid-19, theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), với hàng chục triệu doanh nghiệp ngừng sản xuất hoặc phá sản, toàn thế giới có thể có thêm 25 triệu lao động sẽ bị mất việc làm, phải hưởng trợ cấp thất nghiệp. Như vậy, với số thất nghiệp có sẵn 188 triệu người thì có thể có  từ 193 đến 213 triệu người thất nghiệp tính đến cuối năm 2020. Cũng theo tính toán của ILO, các biện pháp phong tỏa một phần hoặc toàn diện của Chính phủ các nước nhằm ngăn chặn lây lan của Covid-19, nhưng  đã ảnh hưởng tới 2,7 tỷ người lao động, tức 81% lực lượng lao động toàn cầu. Bản báo cáo nhanh mới được ILO công bố  cho thấy số giờ làm việc trên thế giới sẽ giảm 6,7% trong quý II năm nay, tương đương 195 triệu người lao động làm việc toàn thời gian. Do tác động của Covid-19, các doanh nghiệp sẽ giảm nhu cầu sử dụng lao động, giảm giờ làm, kéo theo là nhiều triệu lao động bị thất nghiệp và bị mất đi nguồn thu nhập lớn. Ước tính, toàn thế giới, người lao động sẽ bị giảm thu nhập khoảng từ 860 tỷ USD đến 3,4 nghìn tỷ USD trong năm 2020. Khi thu nhập giảm, sức mua sẽ giảm, sẽ dẫn tới giảm tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ, từ đó tác động ngược trở lại tới triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp và các nền kinh tế.

Vấn đề đặt ra với thực hiện BHTN

Dịch Covid-19 để lại hệ lụy nặng nề về mặt xã hội, thậm chí còn lâu dài hơn hệ lụy đối với kinh tế. Các nhà tâm lý học Mỹ đã phân tích mức độ căng thẳng về tinh thần của con người qua một số sự kiện thì thấy rằng mất việc làm gây ra căng thẳng thần kinh người lao động chỉ xếp thứ ba sau sự kiện vợ/chồng chết và bị đi tù. Thất nghiệp dẫn đến suy giảm rất lớn cả về thể chất lẫn tâm sinh lý, gây ra rất nhiều chứng bệnh xã hội như trầm cảm, nghiện hút, nghiện rượu,... từ đó gây ra các hậu quả xã hội khác như nạn bạo lực, bất mãn xã hội, tan vỡ cấu trúc dân số, cấu trúc gia đình... Nhiều người thất nghiệp đã phải tự kết thúc cuộc đời mình vì không thể chịu đựng được sự túng quẫn. Hậu quả, Nhà nước lại phải tăng các chi phí cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia.

Như đã nêu trên, Covid-19 đã làm gia tăng tình trạng thất nghiệp, gia tăng người hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, cần hiểu rõ bản chất của thất nghiệp thì mới ứng phó hiệu quả.Vậy thất nghiệp là gì và ai được gọi là người thất nghiệp? Vấn đề tưởng rất đơn giản nhưng lại được lý giải chưa được đồng nhất. Theo ILO “Thất nghiệp là việc ngừng thu nhập do không có khả năng tìm được một việc làm thích hợp trong trường hợp người đó có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc” (ILO, 1952).

Trong các chỉ tiêu thống kê Việt Nam, khái niệm “người thất nghiệp”, được hiểu là những người từ đủ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ tham chiếu hội đủ các yếu tố sau: (i) hiện không làm việc; (ii) đang tìm kiếm việc làm; (iii) sẵn sàng làm việc. Như vậy, người nào chưa hội đủ 03 yếu tố này, chưa chắc đã được coi là người thất nghiệp và lẽ đương nhiên họ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp (kể cả đã tham gia BHTN hay không).Khái niệm này của Việt Nam khá tương đồng với khái niệm của ILO về người thất nghiệp. Cũng theo cách hiểu trên, người thất nghiệp còn gồm những người hiện không có việc làm và sẵn sàng làm việc nhưng trong thời kỳ tham chiếu không tìm được việc do: - Đã chắc chắn có một công việc hoặc một hoạt động sản xuất kinh doanh để bắt đầu sau thời kỳ tham chiếu; - Phải tạm nghỉ (không được nhận tiền lương, tiền công hoặc không chắc chắn quay lại làm công việc cũ) do cơ sở bị thu hẹp hoặc ngừng sản xuất; - Đang trong thời gian nghỉ thời vụ; - Bận việc đột xuất của gia đình hoặc ốm đau tạm thời. Khi người lao động bị thất nghiệp, Nhà nước phải chi trả các trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, chi trả trợ cấp thất nghiệp thế nào hiện có nhiều quan điểm khác nhau. Nếu Chính phủ thiết kế các mức trợ cấp cao dễ làm gia tăng thì tỷ lệ thất nghiệp và gia tăng thời gian người lao động đi tìm việc, do người lao động ỷ lại vào trợ cấp thất nghiệp, không tích cực tìm việc. Điều này lại làm thị trường lao động sẽ diễn biến phức tạp hơn, đồng thời làm tăng thêm “gánh nặng” của Quỹ BHXH và BHTN. Ngược lại, khi mức trợ cấp thất nghiệp thấp, người lao động tuy có tích cực đi tìm việc làm hơn, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm đi, nhưng những người thất nghiệp lại có nguy cơ rơi vào cảnh túng quẫn hơn do số tiền trợ cấp thất nghiệp không giải quyết được vấn đề kinh tế của bản thân và gia đình người lao động. Vì vậy, cân bằng được hai yếu tố Kinh tế và Xã hội luôn là bài toán nan giải đối với các nhà hoạch định chính sách. Để giảm bớt số người thất nghiệp và hạn chế hậu quả của thất nghiệp, các nhà kinh tế lao động đề ra hai nhóm giải pháp sau: -  Nhóm giải pháp tích cực: Đó là các giải pháp nhằm tác động vào thị trường lao động, để tạo ra nhiều chỗ làm việc cho người lao động. Liên quan đến các giải pháp này là vấn đề đầu tư để phát triển kinh tế thông qua các dự án phát triển, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Có thể nói đầu tư là biện pháp tích cực nhất để tăng số chỗ làm việc trong nền kinh tế. Tuy nhiên để đầu tư tốt cần phải có môi trường đầu tư bao gồm hoàn thiện luật pháp, chính sách ưu đãi đầu tư,... Ngoài ra, để hấp thụ đầu tư, cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn, đặc biệt là vấn đề đào tạo, đào tạo lại để nâng cao chất lượng, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động. Khi người laođộng đã tích lũy được vốn (vốn con người), họ sẽ tích cực tham gia vào thị trường lao động. - Nhóm giải pháp thụ động: Đây là nhóm giải pháp hỗ trợ người lao động, nhằm tạo điều kiện cho người lao động tham gia được vào thị trường lao động hoặc có cơ hội quay trở lại thị trường lao động. BHTN là một trong các biện pháp hỗ trợ này. BHTN, một mặt hỗ trợ cho người lao động khi họ bị mất việc làm thông qua các trợ cấp thất nghiệp; mặt khác, BHTN tạo điều kiện và cơ hội cho người lao động quay trở lại thị trường lao động. Theo Luật Việc làm (2014), BHTN là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN. Bản chất của BHTN là hỗ trợ người lao động cả về tài chính và/hoặc các điều kiện vật chất khác trong thời gian mất việc làm nhằm tạo điều kiện cho họ nhanh trở lại với thị trường lao động. Phần bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm (thất nghiệp) được gọi là trợ cấp thất nghiệp. Theo Công ước 102 của ILO (1952), trợ cấp thất nghiệp là một hình thức BHXH nhằm đảm bảo chi trả một khoản trợ cấp tối thiểu trong một thời gian giới hạn cho những cá nhân bị thất nghiệp mà không do lỗi của họ, gây ra việc mất thu nhập mà họ và gia đình họ dựa vào đó.  Như vậy, có thể thấy trợ cấp thất nghiệp chỉ là một trong những hỗ trợ (về tài chính) của BHTN và cũng chỉ những người có tham gia BHTN (đóng góp vào Quỹ BHTN) thì mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp.Đây có thể nói là có sự “đan chéo” về mặt về mặt pháp lý. Ở  một số nước, đôi khi trợ cấp thất nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật BHXH; trong khi đó ở một số nước khác, trong đó có Việt Nam, trợ cấp thất nghiệp lại được điều chỉnh trong Luật Việc làm. Vì vậy, trong thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động cần làm rõ trợ cấp thất nghiệp và tiền hỗ trợ thất nghiệp. Người lao động tham gia BHTN có thể được hưởng cả trợ cấp thất nghiệp và tiền hỗ trợ thất nghiệp, nhưng những người không/chưa tham gia BHTN (nhất là lao động tự làm, lao động ở khu vực phi chính thức) thì cần và sẽ được hưởng tiền hỗ trợ thất nghiệp từ các gói trợ giúp của nhà nước. Ở Việt Nam, song song với các gói hỗ trợ các doanh nghiệp để duy trì sản xuất, Chính phủ đã có gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ để hỗ trợ các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, trong đó có nhóm đối tượng bị thất nghiệp. Đây chính là những hỗ trợ, như đã nêu trên, là tiền hỗ trợ thất nghiệp mà người lao động đã hoặc chưa tham gia BHTN đều có thể được thụ hưởng. Tuy nhiên, theo chúng tôi, để hỗ trợ người lao động một cách bền vững khi có những biến cố như Covid-19 và những trường hợp tương tự, rất cần thiết xây dựng hệ thống BHTN vững mạnh. Ngoài trợ cấp thất nghiệp cần rất chú trọng hỗ trợ đào tạo lại, đào tạo nghề nghiệp mới và giới thiệu việc làm, nhằm tạo điều kiện cho người lao động sớm trở lại thị trường lao động. Việc này cần được làm thường xuyên, có tính hệ thống, tạo khả năng thích ứng cho người lao động chứ không chỉ là việc làm nhất thời.   Về mặt pháp luật, cần khắc phục tình trạng “đan chéo” giữa hai luật như hiện nay. Trợ cấp thất nghiệp phải là một hình thức trợ cấp BHXH và nên được điều chỉnh bởi Luật BHXH và thực hiện theo nguyên tắc đóng - hưởng, có sự chia sẻ. BHTN chỉ nên tập trung vào những vẫn đề hỗ trợ thất nghiệp, trong đó đặc biệt là vấn đề đào tạo, đào tạo lại cho người lao động bị thất nghiệp. Mặt khác, cần có cơ chế chính sách để thúc đẩy đào tạo nghề tại chỗ (On the Job Training) tại doanh nghiệp để nhanh chóng đào tạo lại nghề cho doanh nghiệp, nhằm giữ chân lao động, giảm thiểu việc sa thải lao động trong thời kỳ này, đảm bảo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp sau những biến cố. Bên cạnh đó, về mặt quản lý, cần nâng cao chất lượng hệ thống đăng ký, theo dõi người thất nghiệp để vừa đảm bảo quyền lợi cho người hưởng trợ cấp, đồng thời ngăn chặn được tình trạng trục lợi bảo hiểm.

Tài liệu tham khảo 1. GSO (2020), Tình hình kinh tế -  xã hội Quý I/2020. 2. ​ILO (2020), Báo cáo đánh giá sơ bộ “Covid-19 và thế giới việc làm: Tác động và giải pháp”, Genevo 3. Popp, A. (2017), Unemployment Insurance in a three State Model of the labor Market, Journal of Monetary Economics. 4. Mạc Văn Tiến (2005), An sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực, NXB Lao động - Xã hội. 5. Samuelson (1991), Kinh tế học, Viện quan hệ quốc tế.

Nguồn: tapchibaohiemxahoi.gov.vn