Xuất khẩu cà phê khoảng một thập kỷ trước trị giá 20 tỷ USD, đến nay nó đã lên đến 465,9 tỷ USD (theo GlobeNewswire). Mặc dù đại dịch toàn
Xuất khẩu cà phê khoảng một thập kỷ trước trị giá 20 tỷ USD, đến nay nó đã lên đến 465,9 tỷ USD (theo GlobeNewswire). Mặc dù đại dịch toàn
Cà phê không chỉ là một loại đồ uống đối với người dân Ethiopia mà còn là một phần văn hóa của họ. Đây là quê hương của cà phê Arabica ngay từ những năm 1600 trong thương mại Java. Ngoài ra, Ethiopia có hàng nghìn loại hạt cà phê, nhiều hương vị khác nhau. Tuy nhiên, ba loại chính được trồng là Shortberry, Mocha và Longberry. Cà phê Ethiopia nổi bật với hương hoa, hương vị socola, gia vị và rượu mạnh.
Một quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu khác là bang Uganda của châu Phi. Chủ yếu được biết đến với cà phê Robusta, quốc gia này cũng có nhiều loại Arabica. Hạt cà phê Uganda được người dân bản địa trồng sâu trong các khu rừng mưa phía bắc Lira và Gulu; các vùng phía đông của Mbale và Bugisu; các vùng trung tâm và tây nam của Jinja, Mukono, Kampala và Masaka, cũng như các vùng phía tây của Kasese, tây sông Nile, vùng và Mbarara. Hạt cà phê từ Uganda có độ chua giống rượu vang và hương socola.
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ hai sau gạo. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu loại cà phê Robusta, chiếm khoảng 40% tổng nguồn cung của thế giới. Theo đó, Việt Nam là nước sản xuất cà phê đứng thứ hai trên thế giới. Những quốc gia trên thế giới đều sử dụng hạt cà phê Robusta từ Việt Nam vì có độ chua thấp, vị đắng và các nốt mocha.
Khí hậu ở Honduras tương tự như ở Brazil. Tuy nhiên, quốc gia này đã không trở thành nhà xuất khẩu cà phê toàn cầu cho đến gần đây. Trước khi trở thành một ông lớn trong ngành kinh doanh cà phê, hầu hết các sản phẩm cà phê của quốc gia đều được tiêu thụ tại địa phương. Cà phê chủ yếu được trồng ở các trang trại nhỏ trên núi được gọi là ‘Fincas’ ở độ cao từ 3600-5249 feet. Cà phê Honduras tỏa ra hương thơm dễ chịu của quả phỉ, vani, hoặc trái cây đỏ, tùy thuộc vào từng hương vị cụ thể.
Mặc dù là người đến sau, ngành kinh doanh cà phê đang bùng nổ ở Mexico. Trong khi các đồn điền cà phê không được đưa vào sử dụng cho đến cuối thế kỷ 18 ở Veracruz, Mexico hiện là một trong những nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Loại cây này được trồng trên 16 bang ở Mexico. Mexico chủ yếu xuất khẩu cà phê Arabica chế biến ướt. Phần lớn cà phê được sử dụng để pha chế và cà phê rang đậm. Các loại bao gồm bourbon, caturra, maragogype và Mundo Novo.
Từ những năm 1700, cà phê đã được trồng ở khắp các vùng ở miền Bắc, vành đai miền Trung và miền Nam Peru. Giống như Honduras, phần lớn sản lượng cà phê ở Peru trước đây đều được người dân tiêu dùng là chính. Cà phê Peru có hai loại chính, được chia cùng với các đồn điền. Những loại được trồng ở vùng cao (đặc biệt là Andes) dào dạt hương vị hoa. Những cây ở vùng đồng bằng thường có thân trung bình với hương hoa và trái cây.
Columbia là nước xuất khẩu cà phê Ả Rập hàng đầu thế giới, đã sản xuất khoảng 11,5 triệu bao cà phê hàng năm. Khi Colombia bắt đầu xuất khẩu cà phê từ năm 1830, quốc gia này đã được khen ngợi có hạt cà phê ngon nhất thế giới. Những hạt cà phê được trồng ở độ cao 1500-2000 mét, có hương thơm béo ngậy và hương vị trái cây tinh tế. Ngoài ra, cà phê Colombia nổi tiếng với sự dịu nhẹ.
Nằm ở phía đông của Mexico và phía tây của Honduras, Guatemala cũng là một trong những quốc gia sản xuất cà phê lớn trên thế giới. Nước này là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất khắp Trung Mỹ trong thế kỷ 20 (trước khi bị Honduras vượt qua). Từ thế kỷ 19, xuất khẩu cà phê đã trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế đất nước.
Các vùng sản xuất cà phê trong nước là những vùng có khí hậu cận nhiệt đới ôn hòa. Những vùng này bao gồm Antigua, Atitlan, Cao nguyên Fraijanes, Cao nguyên Huehuetenango, Nuevo Oriente, Volcan San Marcos và Rainforest Coban. Hương vị cà phê Guatemala sẽ được xác định bởi vị trí của đồn điền. Loại được trồng ở Tây Nguyên có vị chua từ hoa và thường có vị cay hoặc vị socola. Những loài xuất thân từ các khu vực núi sẽ ít có tính axit vì chúng đã tiếp xúc với vùng biển Caribe hoặc Thái Bình Dương.
Và đó là những thông tin nhằm giải đáp cho câu hỏi “cà phê Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới?”. Có thể thấy cà phê Việt Nam vẫn đang ở vị trí thứ hai trên thế giới. Thế nhưng, nếu chúng ta không tận dụng lợi thế đó cùng với những ưu đãi từ Hiệp định thương mại EVFTA, UKVFTA sẽ dễ dàng bị các đối thủ khác vượt mặt.
Số liệu trong bài viết được lấy từ Alibaba.com
(HNM) - Hiện nay, cả nước có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân với tổng công suất thiết kế 1,5 triệu tấn/năm; 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, tổng công suất thiết kế 51,7 nghìn tấn sản phẩm/năm; 8 cơ sở sản xuất cà phê hòa tan, tổng công suất thiết kế 36,5 nghìn tấn sản phẩm/năm; 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn, tổng công suất thiết kế 139,9 nghìn tấn sản phẩm/năm.
Cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, quy mô xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu.
Cà phê là một trong 6 mặt hàng xuất khẩu, đạt trên 3 tỷ USD/năm. Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam bao gồm: Châu Âu, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh. Tại thị trường châu Âu, Việt Nam là nhà cung ứng cà phê lớn thứ hai sau Brazil (22,2%), chiếm 16,1% thị phần về lượng.
TPO - Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê. Mỗi năm, nông sản này đem về doanh thu tỷ đô nhưng người trồng được thụ hưởng rất thấp.
Tại lễ ký kết hợp đồng hợp tác nghiên cứu công nghệ bón phân thông minh giữa Viện khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi) và Công ty Enfarm Agritech, ngày 19/7, các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, môi trường... đã chỉ ra nhiều hạn chế trong phát triển nông nghiệp, trong đó có cà phê.
Lễ ký kết hợp tác nghiên cứu công nghệ bón phân thông minh.
Tiến sĩ Trần Vinh - Quyền Viện trưởng Wasi - cho biết, cả nước có khoảng 10 địa phương trồng cà phê, tổng diện tích 710.590 ha, trong đó Tây Nguyên chiếm 90% diện tích. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 4 tỷ USD. Nhiều năm qua, nước ta đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu nhưng vẫn chưa làm chủ về giá cà phê.
Cà phê là cây chủ lực của Tây Nguyên, góp phần đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, hiện nay, bà con nông dân vẫn còn sản xuất truyền thống, chưa áp dụng công nghệ dẫn đến năng suất, hiệu quả chưa cao.
Nghiên cứu của Viện thổ nhưỡng Nông hóa, tổng sản phẩm nông sản của Việt Nam tăng lên nhờ phân bón khoảng 35-40%, song phân bón chưa được sử dụng hiệu quả và bền vững.
Theo thông tin tại hội thảo, có khoảng 60% lượng phân không được cây hấp thụ còn lại trong môi trường, gây lãng phí lên tới 30.000 tỷ đồng, cùng với đó là vấn đề ô nhiễm môi trường, đất đai bị bạc màu... Thực tế này đặt ra bài toán làm cách nào để bón phân hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, giảm tác động xấu đến môi trường. Mức thụ hưởng giá trị từ cà phê của người trồng rất thấp, do chi phí đầu tư cao.
Tiến sĩ Hồ Long Phi - nguyên Viện trưởng Viện nước và biến đổi khí hậu - cho hay, thiết bị thông minh sẽ giúp nông dân biết khi nào cần bón phân, phân loại gì và bán bao nhiêu cho vừa đủ nhằm tối đa năng suất, giảm chi phí, đồng thời hạn chế lượng phân dư thừa ra bên ngoài...
Theo Tổ chức Cà phê Thế giới, năm 2020, tổng sản lượng cà phê toàn cầu là 169,6 triệu bao (60 kg/bao), trong đó 87% đến từ top 10 quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới.
Riêng 5 quốc gia gồm Brazil, Việt Nam, Colombia, Indonesia và Ethiopia chiếm tới 75% tổng sản lượng cà phê toàn cầu trong năm 2020.
Việt Nam xếp thứ hai toàn cầu với sản lượng 29 triệu bao trong năm 2020. Ngoài ra, Việt Nam cũng là quốc gia có năng suất cà phê cao nhất thế giới với 2,4 tấn trên mỗi hecta, gần gấp đôi Brazil (1,4 tấn/hecta) và vượt xa các nước khác trong top 10 như Honduras (0,9 tấn/hecta), Colombia (0,9 tấn/hecta), Ethiopia (0,7 tấn/hecta) hay Indonesia (0,5 tấn/hecta).
Năm 2022, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê (chỉ sau Brazil) đạt gần 1,8 triệu tấn.
Từ lâu thương hiệu cà phê của Việt Nam đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới. Năm 2022, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê (chỉ sau Brazil) đạt gần 1,8 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 4 tỉ USD, đóng góp hết sức quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu trên 53 tỉ USD của ngành nông nghiệp. Trong đó, nguồn cà phê Đắk Lắk chiếm trên 30% sản lượng, với thương hiệu và chỉ dẫn địa lý “cà phê Buôn Ma Thuột” nổi tiếng, đã có mặt ở hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Mặc dù vậy, hiện nay chất lượng cà phê Việt Nam chưa đồng đều, công nghệ chế biến còn hạn chế, còn nhiều thách thức với các thị trường lớn, đòi hỏi chất lượng cao.
Để phát triển bền vững ngành cà phê, tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đề nghị, Bộ NN&PTNT và các địa phương đẩy mạnh cơ cấu lại ngành cà phê, thực hiện hiệu quả tái canh cà phê, hướng tới sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Đồng thời, xây dựng chuỗi giá trị cà phê; đẩy mạnh công nghệ cao vào sản xuất nhằm tăng năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng; thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý cần nắm bắt xu thế tiêu dùng của thị trường, phải xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu, marketing, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực của tỉnh. Cần xúc tiến mối quan hệ giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người trồng cà phê; đa dạng kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Đẩy mạnh phát triển cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản với hương vị đặc thù được chứng nhận quốc tế.