Doanh nghiệp lữ hành là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho du khách. Các loại hình doanh nghiệp lữ hành hiện nay là gì? Vai trò của doanh nghiệp lữ hành như thế nào?
Doanh nghiệp lữ hành là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho du khách. Các loại hình doanh nghiệp lữ hành hiện nay là gì? Vai trò của doanh nghiệp lữ hành như thế nào?
Mọi tổ chức đều khác nhau và không có cơ cấu.tổ chức nào là hoàn hảo, nhưng một trong những kiểu cơ cấu tổ chức trên có thể là tốt nhất cho công ty của bạn.
Doanh nghiệp lữ hành là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
Doanh nghiệp lữ hành là một đơn vị kinh doanh bằng cách sắp xếp các dịch vụ du lịch riêng lẻ như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, hướng dẫn, vui chơi giải trí… thành một sản phẩm chương trình du lịch (Tour) hoàn chỉnh, thông qua mạng lưới đại lí du lịch (hoặc trực tiếp) bán cho du khách.
Ở Việt Nam công ty lữ hành được định nghĩa là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch, kí kết hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch.
Theo cách phân loại của Tổng cục du lịch Việt Nam thì các công ty lữ hành gồm hai loại: Công ty lữ hành quốc tế và công ty lữ hành nội địa.
Có trách nhiệm xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài;
Thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc kí hợp đồng ủy thác từng phần, trọn gói cho công ty lữ hành nội địa.
Có trách nhiệm xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận ủy thác để thực hiện dịch vụ chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các công ty lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam.
Ngoài ra còn có thể phân loại doanh nghiệp lữ hành theo các loại sau đây:
Trên thực tế, ranh giới giữa các loại hình công ty lữ hành không thật sự rõ ràng và có xu hưởng bị mờ dần. Các công ty lữ hành thuần tuý có xu hướng mở rộng sang kinh doanh đại lý du lịch và các dịch vụ du lịch khác. Các công ty lữ hành gửi khá có xu hướng thành lập các văn phòng, chi nhánh, hoặc công ty con tại các điểm đến quan trọng.
Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế
Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa
Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được qui định tại điều 39 và điều 40 của Luật Du lịch.
Thứ nhất, tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu. Với tính chất như vậy nên toàn bộ vốn để thành lập Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân (là chủ sở hữu Doanh nghiệp tư nhân) đầu tư. Theo đó, chủ Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân, tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ Doanh nghiệp tư nhân cũng là tài sản của Doanh nghiệp tư nhân. Vậy nên, tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
Thứ hai, dễ dàng tạo sự tin tưởng đối với các đối tác, khách hàng. Bởi lẽ chủ Doanh nghiệp tư nhân phải chịu tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời Doanh nghiệp tư nhân cũng ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác nên Doanh nghiệp tư nhân cũng là loại hình được nhiều công ty lựa chọn hợp tác.
Thứ ba, là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên chủ Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có thể chủ động trong việc quyết định tất cả các vấn đề phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân mà không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể khác.
Thứ nhất, rủi ro cao đối với chủ Doanh nghiệp tư nhân khi phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Theo đó, Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro đối với Doanh nghiệp tư nhân cao hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.
Thứ hai, gặp phải nhiều hạn chế so với các công ty như:
– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Thứ nhất, kết hợp được uy tín cá nhân, sự tin tưởng của nhiều người. Theo đó, công ty hợp danh là công ty đối nhân điển hình, thể hiện qua việc công ty chủ yếu quan tâm đến nhân thân, trình độ, uy tín các thành viên hơn, ít quan tâm đến phần vốn góp. Các thành viên hợp danh thường tin tưởng và muốn làm việc với nhau, một phần vì họ phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình.
Thứ hai, số lượng thành viên ít nên việc điều hành, quản lý tương đối đơn giản hơn. So với các loại hình công ty khác thì Công ty hợp danh có số lượng các thành viên ít hơn bởi các thành viên tin tưởng nhau và có mong muốn gắn bó lâu dài với công ty. Bên cạnh đó, việc các thành viên tin tưởng, đoàn kết với nhau cũng là điều kiện thuận lợi để vận hành, quản lý công ty.
Thứ ba, dễ dàng tạo sự tin cậy của các đối tác kinh doanh. Tương tự như Doanh nghiệp tư nhân, đối với Công ty hợp danh thì các thành viên hợp danh cũng chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, vậy nên thường được nhiều đối tác, khách hàng lựa chọn hợp tác kinh doanh.
Thứ nhất, giống như chủ Doanh nghiệp tư nhân, các thành viên hợp danh cũng phải chịu rủi ro cao khi phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.
Thứ hai, lĩnh vực hoạt động ít đa dạng hơn. Với tính chất là công ty đối nhân, các thành viên hợp danh thường tin tưởng, gắn bó lâu dài với nhau, dẫn đến các lĩnh vực hoạt động của Công ty hợp danh thường là những lĩnh vực đặc thù, thiên về chuyên môn như công ty luật, công ty kiểm toán, thuế,…
Thứ ba, so với các loại hình công ty khác thì Công ty hợp danh là công ty duy nhất không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào. Điều này cũng dẫn đến việc huy động vốn của Công ty hợp danh thường khó khăn hơn so với các loại hình công ty khác.
Thứ tư, thành viên hợp danh khi rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty hợp danh phát sinh từ những cam kết với công ty trước khi thành viên đó rút khỏi công ty.
Thứ nhất, khả năng huy động vốn rất cao. Theo đó, Công ty cổ phần là loại hình công ty đối vốn điển hình thông qua việc Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và nhiều loại chứng khoán khác để huy động vốn. Việc chào bán cổ phần để huy động vốn, cùng với việc Công ty cổ phần không giới hạn số lượng cổ đông góp vốn cũng là một trong những đặc điểm riêng có của Công ty cổ phần.
Thứ hai, mức độ rủi ro đối với các cổ đông thấp. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì “cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp”. Không giống như chủ Doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của Công ty hợp danh, các cổ đông của Công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty nên mức độ rủi ro đối với các cổ đông là không cao.
Thứ ba, Công ty cổ phần có phạm vi hoạt động đa dạng các lĩnh vực. Theo đó, cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt, số lượng cổ đông không hạn chế cùng với đó là việc cổ đông có thể tự do chuyển nhượng cổ phần nên Công ty cổ phần được xem là một trong những loại hình doanh nghiệp có phạm vi hoạt động đa dạng nhất, thu hút sự tham gia của đông đảo các đối tượng.
Thứ nhất, việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần tương đối phức tạp. Bởi Công ty cổ phần không bị giới hạn về số lượng cổ đông nên bất kỳ ai cũng có thể tham gia và trở thành cổ đông, những người này thường không quen biết nhau và thậm chí có thể có sự đối kháng về lợi ích, dẫn đến việc quản lý, điều hành doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn.
Thứ hai, Công ty cổ phần là loại hình công ty đa dạng và phức tạp hơn các công ty khác nên việc thành lập, tổ chức, quản lý, điều hành Công ty cổ phần cũng chịu sự điều chỉnh chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, tính ràng buộc về mặt pháp lý lớn, cộng với việc Công ty cổ phần có phạm vi hoạt động rộng lớn và phức tạp nên nhiều đối tác kinh doanh có phần e ngại, thiếu sự tin tưởng khi hợp tác với Công ty cổ phần.
Thứ ba, khả năng bảo mật trong kinh doanh và tài chính của Công ty cổ phần bị hạn chế do phải công khai và báo cáo với các cổ đông ở các cuộc họp thường niên.
Thứ tư, quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông hoặc nhóm cổ đông thiểu số của Công ty cổ phần không được đảm bảo. Thực tế, tại các Công ty cổ phần của Việt Nam, quyền lực của công ty tập trung chủ yếu vào các cổ đông lớn và những người điều hành quản lý công ty, cho nên đối với những Công ty cổ phần có Ban kiểm soát được lập ra mang tính chất hình thức hoặc không có Ủy ban kiểm toán nội bộ thì quyền lợi của các cổ đông nhỏ lẻ có thể bị xâm phạm hoặc ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, đối với Công ty cổ phần sẽ khó khăn hơn khi đưa ra một quyết định nào đó dù là về quản lý doanh nghiệp hay kinh doanh do phải thông qua Hội Đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông…, dẫn tới việc rất dễ bỏ qua những cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
Thứ nhất, thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vậy nên mức độ rủi ro về tài sản đối với thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn thấp hơn so với chủ Doanh nghiệp tư nhân hay thành viên hợp danh của Công ty hợp danh.
Thứ hai, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì số lượng thành viên của công ty là từ 02 đến 50 thành viên. Việc quy định như thế giúp Công ty trách nhiệm hữu hạn không bị quá phức tạp dẫn đến khó khăn khi quản lý, điều hành như Công ty cổ phần, nhưng vẫn đảm bảo mở rộng được phạm vi hoạt động của doanh nghiệp hơn so với những loại hình doanh nghiệp có ít thành viên như Công ty hợp danh hay Doanh nghiệp tư nhân, giúp Công ty trách nhiệm hữu hạn có đủ tiềm lực để hoạt động đa dạng các lĩnh vực.
Thứ ba, chế độ chuyển nhượng vốn của Công ty trách nhiệm hữu hạn dù không được linh hoạt như Công ty cổ phần nhưng được điều chỉnh chặt chẽ bởi quy định của pháp luật nên có thể dễ dàng kiểm soát được sự thay đổi về các thành viên trong công ty, hạn chế việc những người lạ, có nhiều lợi ích đối kháng với các thành viên,…xâm nhập vào công ty.
Thứ nhất, có sự hạn chế về số lượng thành viên, cộng với việc không được phát hành cổ phần nên phạm vi hoạt động không được đa dạng và rộng lớn bằng Công ty cổ phần, không thu hút sự tham gia của của nhiều thành viên mới.
Thứ hai, cũng giống như những loại hình doanh nghiệp khác, chế độ trách nhiệm hữu hạn một mặt giúp hạn chế rủi ro cho các thành viên nhưng đồng thời cũng khiến các đối tác, khách hàng của doanh nghiệp có phần thận trọng, e dè hơn khi quyết định hợp tác kinh doanh với Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Từ những phân tích trên có thể thấy, mỗi một loại hình doanh nghiệp đều có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Vậy nên việc hiểu rõ về các loại hình doanh nghiệp là điều kiện thuận lợi để việc thành lập, quản lý, vận hành và phát triển doanh nghiệp được tốt hơn, từ đó góp phần xây dựng nền kinh tế vững mạnh.
Thông qua bài viết trên đây, bạn đọc đã phần nào nắm được các ưu điểm, nhược điểm của mỗi loại hình doanh nghiệp, trên cơ sở đó có thể chọn cho mình loại hình doanh nghiệp phù hợp để thành lập và phát triển, thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình được tốt nhất.
Mọi thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Quốc tế DSP chúng tôi theo:
Hotline: 089 661 6767 hoặc 089 661 7728
Fanpage: facebook.com/dsplawfirm.vn
Miền Trung: 87 Phạm Tứ, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam
Miền Nam: Tầng 2, Toà nhà GP Bank, 83 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hoa Kỳ: 9869 Coronado Lake Drive, Boynton Beach City, Florida 33437, USA