Du Học Sinh Việt Nam Trốn Ở Úc

Du Học Sinh Việt Nam Trốn Ở Úc

Melde dich an, um fortzufahren.

Melde dich an, um fortzufahren.

Điều kiện để du học sinh Việt Nam sở hữu nhà ở Úc

Để du học sinh Việt Nam sở hữu nhà ở Úc, cần tuân thủ các điều kiện chặt chẽ được Chính phủ Úc đề ra:

So Sánh Trung Học Úc và Việt Nam

Hiện nay, có rất nhiều trường THPT quốc tế với chất lượng tiêu chuẩn giáo dục mang tính toàn cầu. Nhưng vẫn có sự khác biệt rất lớn giữa việc học tại Việt Nam và học tại Úc. Dưới đây là một số so sánh để học sinh và quý phụ huynh có thể hiểu được sự khác biệt.

Cách dạy học và phương pháp đánh giá học sinh của Úc rất khác với Việt Nam. Lớp học số lượng nhỏ, cho phép học sinh tự nghiên cứu, thuyết trình, trình bày bằng hình ảnh, lớp học trực tuyến, có tính tương tác cao.

Ngoài ra, chương trình trung học tại Úc cũng rất chú trọng đến việc phát triển kỹ năng mềm cho học sinh. Học sinh được tạo điều kiện vận dụng và phát triển các kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, hoạt động xã hội…

Mình là Ly Huong Hoang, có lẽ thuộc thiểu số du học sinh khi đặt chân sang “xứ sở Kangaroo” từ rất sớm, du học từ khi mình mới 12 tuổi và mới chập chững bước vào năm lớp 7. Cũng chính vì thế, mình có cơ hội tiếp cận môi trường Úc, người Úc từ một cái nhìn rất khác!

Mình xin chia sẻ một số nhỏ những trải nghiệm khó quên cũng như những điều mình đã học được trong 5 năm Trung học tại Úc nhé!

Chắc chắn khi đi học tại một đất nước mới thì ai cũng sẽ học được những điều mới và mình cũng không ngoại lệ. Nhưng, một trong những văn hóa mà mình vẫn bất ngờ tới bây giờ là VĂN HÓA NGỒI ĂN TRƯA!

Khi còn ở Việt Nam, những bữa ăn sáng, ăn trưa của mình đều luôn được chuẩn bị một cách chỉn chu. Học sinh sẽ ngồi trong nhà ăn cùng nhau, bàn ghế đầy đủ và luôn có cô bán trú quản. Chào cô trước khi ngồi xuống bàn, mời trước khi ăn, không nói chuyện với các bạn cùng bàn là những hành động và câu nói mình thuộc hơn cả câu “rap” “Hi I’m fine thank you and you?!” mà đứa học sinh nào cũng bật như phản xạ tự nhiên nếu học qua Tiếng Anh tại Việt Nam!

Nhưng từ khi sang Úc, khái niệm đó đã thay đổi hoàn toàn. Trường có hơn 1000 học sinh từ lớp 7-12, nhưng số lượng bàn ghế để ngồi ăn tại trường chỉ vẻn vẹn đếm trên 5 đầu ngón tay! Lúc mới đến, mình bỡ ngỡ đến nỗi nghĩ rằng đến giờ ăn sẽ phải chạy ra “chiếm chỗ” nhưng mọi chuyện lại khác hoàn toàn so với mình tưởng. Bàn ghế luôn luôn trống, và gần như chẳng ai ngồi?

Đó là vì tất cả học sinh đều ngồi DƯỚI ĐẤT! Tất cả những chỗ trống mà bạn có thể tìm thấy trên nền đất xi măng, cầu thang, khu tủ đề đồ, bãi cỏ, v.v. đều “sold out” ngay khi chuông kêu! Mình chỉ biết sững sờ nhìn và câu đầu tiên mình kêu lên khi thấy cảnh tượng choáng ngợp, có 1-0-2 đó là: “Sao mất vệ sinh thế!”. Nhưng dần dần, sau một thời gian mình cũng nhận ra, đó cũng chỉ là một trong những văn hóa rất bình thường của các bạn Úc.

Các bạn không cần ngồi đâu quá quy củ, miễn là thoải mái, ngoài trời cho có không khí thoáng mát và phải có hội bạn ngồi quanh, cực kỳ khác so với ở Việt Nam. Dần dần, mình cũng quen văn hóa đó và giờ đã thấy rất bình thường nhưng luôn là một điều thú vị với mình về xứ Úc!

Không biết các bạn thế nào nhưng khi còn ở Việt Nam, mình rất lười tập thể thao! Đến môn Thể dục trong trường học mình cũng không mấy hứng thú vì đối với mình, Thể dục trong trường như một môn “cho có” và không được đề cao, chú ý đến lắm. Nhưng kể từ khi sang Úc, mình thay đổi hoàn toàn vì cấp 3 bên này rất nhấn mạnh vào các hoạt động ngoại khóa!

Hàng tuần, cả khối mình sẽ được dành ra 3 tiết học, có nghĩa là nửa ngày học hay cả buổi chiều để chơi một môn thể thao mình thích, như đã đăng ký từ đầu học kỳ. Mục đích của 3 tiết này không phải là để lấy điểm Thể dục, cũng không phải là môn học nào cả mà chỉ đơn giản là thời gian để cho học sinh thư giãn, vui chơi với các bạn của mình trong khi rèn luyện sức khỏe! Và cứ như thế, mình đã thử được rất nhiều môn thú vị trong quá trình học cấp 3 như: Chèo thuyền (Kayaking), Yoga, Gym, Bóng rổ, v.v.

Nổi bật nhất, vào tầm lớp 10, mình bén duyên với bóng chuyền và trong thời gian đó, cũng có rất nhiều bạn cùng khối mình đam mê môn này. Thế là thầy giáo Thể dục hỗ trợ lập luôn Team bóng chuyền và mở lớp huấn luyện cho tụi mình hàng sáng luôn! Thầy còn nhiệt tình đến mức vào cuối tuần, rủ cả nhóm ra Bondi Beach tập bóng chuyền và huấn luyện thể lực trên cát! Ngoài ra, thầy cũng đăng ký cho chúng mình thi đấu, cọ xát với các trường khác.

Tất cả những điều tuyệt vời trên đều được hỗ trợ nhiệt tình và xảy ra chỉ bắt nguồn từ việc mình và các bạn cùng khối Thích! Thế mới biết, thể thao và sức khỏe cũng cần đặt lên hàng đầu, là ưu tiên dù ở dưới mái trường học thuật.

3/ Hoạt động cộng đồng cũng quan trọng ngang việc học

Trước khi mình du học Úc, mình không bao giờ quan tâm đến những hoạt động cộng đồng. Mình chỉ học thôi và học là thứ duy nhất còn tất cả những hoạt động khác không quan trọng.

Nhưng từ khi đi du học mình mới biết học không phải là tất cả, mình cần tham gia rất nhiều hoạt động khác để trau dồi kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, tổ chức sự kiện, kỹ năng sáng tạo, v.v. để mang mọi người dưới một “mái nhà” lại với nhau và cũng như để hoàn thiện bản thân mình hơn.

Khi biết được điều đó thì mình đã mạnh dạn tham gia tổ chức rất nhiều sự kiện khác nhau như BBQ gây quỹ vào ngày Halloween, bán hoa, bán chocolate hay bán cả những bài hát để gây quỹ vào ngày Valentine, v.v. Không những mình có cơ hội được hiểu hơn về những ngày hội bắt nguồn từ phương Tây này, những hoạt động này đã giúp mình “biết chơi” chứ không chỉ là một cô học sinh “Asian nerd” lúc nào cũng chỉ học và học.

Từ đó, mình mới giá trị câu nói “Work hard. Play hard” và những cơ hội này đã thay đổi cuộc sống của mình rất nhiều! Mình có thêm nhiều bạn, nhiều kỷ niệm và nhìn lại, mình cảm thấy cấp 3 tại Úc không chỉ mang lại cho mình kiến thức mà còn giúp mình có được sự tự tin, sự chủ động để sau này, dù mình có đi trên “con đường” nào, mình cũng sẽ vững bước và mãi tự hào từng là học sinh của trường Rose Bay!

Mức học phí tại mỗi nơi sẽ có chút khác biệt. Tùy theo chọn lựa hệ công lập hay tư thục mà học phí cũng sẽ khác nhau:

Du học sinh mua nhà ở Úc được phép vay tiền không?

Việc mua nhà ở Úc không còn là ước mơ xa xỉ đối với những du học sinh có điều kiện tài chính. Hiện nay, Úc đã cho phép sinh viên quốc tế sở hữu cũng như đầu tư vào bất động sản.

Các ngân hàng tại Úc hiện đã chấp nhận cho du học sinh vay tiền để mua nhà, đạt tới 75-80% giá trị của căn nhà. Quan trọng là để có thể vay tiền, du học sinh không cần phải có một công việc ổn định.

Hoặc cha mẹ có thể đứng ra bảo lãnh, đảm bảo rằng các khoản trả nợ hàng tháng sẽ được thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Trong trường hợp này, chính bố mẹ của du học sinh sẽ trở thành đối tượng chịu trách nhiệm chứng minh tài chính.

Tạo sao du học sinh nên mua nhà tại Úc?

Việc mua nhà tại Úc không phải là sự lựa chọn lý tưởng cho tất cả sinh viên Việt Nam khi du học tại đất nước này. Tuy nhiên, nếu du học sinh có mong muốn mua bất động sản thì EduPath sẽ giải đáp tại sao nên mua nhà ở Úc dưới đây:

Hiện nay, thị trường nhà đất Úc ngày càng tăng giá, việc mua nhà là giải pháp tiết kiệm hơn so với việc phải trả chi phí thuê nhà đắt đỏ.

Đặc biệt là ở các thành phố lớn như Melbourne, mức giá thuê căn hộ trung tâm có thể lên đến $300 – $400/tuần. Tổng cộng chi phí có thể lên đến $62,400 trong 4 năm học.

Du học sinh mua nhà tại Úc không chỉ có nơi ở, mà còn giúp người mua nhà được ưu tiên hơn trong quá trình xét duyệt hồ sơ định cư.

Khi có tài sản ở Úc, mọi người có cơ hội trở thành thường trú nhân và có khả năng cao đạt được quyền công dân Úc trong tương lai.

Sở hữu bất động sản tại Úc không chỉ là biện pháp tốt nhất để bảo toàn tài sản, mà còn là cách đầu tư an toàn và có lợi nhuận. Thị trường bất động sản Úc không ngừng phát triển, mang lại tiềm năng tăng giá và ổn định dài hạn.

Bằng việc kinh doanh và đầu tư vào bất động sản, bạn không chỉ xây dựng được nền tài chính vững chắc cho bản thân mình, mà còn tạo ra nguồn thu nhập ổn định và bền vững trong tương lai.