Khoa Học Máy Tính Bách Khoa Điểm

Khoa Học Máy Tính Bách Khoa Điểm

Review ngành Khoa học máy tính tại HCMUT

Review ngành Khoa học máy tính tại HCMUT

Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Khoa học máy tính tại HCMUT

Với chương trình đào tạo chuẩn quốc tế và thường xuyên được cập nhật, cơ hội việc làm cho sinh viên Khoa học máy tính tại HCMUT là 100% ngay sau khi ra trường. Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên có thể đảm nhận những công việc như:

– Thiết kế và xây dựng các phần mềm máy tính cho các ngân hàng, các tổ chức tài chính, thương mại, hành chính,…

– Thiết kế và xây dựng các ứng dụng cho các thiết bị di động, các trò chơi trên máy tính và thiết bị di động, ứng dụng thương mại điện tử trên nền Web,…

– Xây dựng và quản trị các giải pháp đảm bảo an toàn cho các hệ thống mạng máy tính và hệ thống máy tính.

– Tư vấn, thẩm định và phát triển các dự án, giải pháp công nghệ thông tin.

– Làm việc tại các công ty gia công phần mềm cho các thị trường Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu,…

Trên đây là những thông tin cần thiết về ngành Khoa học máy tính tại trường đại học Bách Khoa ĐHQG TP.HCM. Chúc các bạn học tập tốt và lựa chọn được ngành học phù hợp nhất!

Bên cạnh các nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính của Trường ĐHBK Hà Nội, sinh viên theo học ngành Khoa học Máy tính có kết quả học tập tốt nhưng khó khăn về tài chính có cơ hội nhận hỗ trợ từ Quỹ học bổng hội cựu sinh viên / hội doanh nghiệp CNTT hoặc từ các tập đoàn lớn như Microsoft, Samsung, Vingroup, VNPT…

Ngoài ra, sinh viên có khả năng giảng dạy và nghiên cứu tốt có thể tham gia làm trợ giảng (Teaching Assistant – TA, hỗ trợ các thầy cô giảng dạy), hay trợ lý nghiên cứu (Research Assistant – RA, hỗ trợ và cùng làm nghiên cứu với các thầy cô tại hệ thống các phòng thí nghiệm của Trường) với mức thù lao có thể lên tới 4 triệu/tháng, kèm theo Chứng nhận chính thức của Trường để sau này các em có điều kiện thuận lợi xin học bổng du học. Hiện tại, Trường là đơn vị duy nhất triển khai các chương trình này trong Trường.

Học tích hợp cử nhân – thạc sỹ: sinh viên có cơ hội được nhận học bổng miễn giảm học phí của Nhà trường, học bổng hỗ trợ đào tạo sau đại học của các tập đoàn, tổng công ty trong và ngoài nước.

Học bổng trao đổi sinh viên và cơ hội thực tập

Sinh viên có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi học tập, nghiên cứu hoặc học chuyển tiếp tại các trường đối tác danh tiếng như: Đại học Khoa học Ứng dụng Regensburg (OTH, Đức), Đại học Kỹ thuật Nanyang (Singapore), Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Uppsala (Thụy Điển), Đại học Aizu (Nhật Bản), Đại học Công nghệ Tokyo (Nhật Bản)…

Ngoài ra, trong quá trình học sinh Trường được thực tập trải nghiệm môi trường làm việc thực tế tại hơn 200 doanh nghiệp đối tác của Trường.

Thêm vào đó, Mạng lưới cựu sinh viên của Trường tại Silicon Valley cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn để giúp sinh viên có cơ hội trao đổi, thực tập tại các tập đoàn công nghệ hàng đầu Thế giới.

Ngành Khoa học Máy tính là một trong những ngành đào tạo chính của Khoa CNTT, bao gồm ba chuyên ngành Khoa học Máy tính, Công nghệ Tri thức, và Thị giác Máy tính.

Ngoài việc đảm nhiệm giảng dạy những môn học cơ bản của lĩnh vực Khoa học Máy tính, đội ngũ giảng viên ngành Khoa học Máy tính còn tham gia giảng dạy ở bậc Sau đại học (Thạc sĩ và Tiến sĩ) từ khi thành lập Khoa CNTT đến nay. Nhiều sinh viên của ngành Khoa học Máy tính sau khi tốt nghiệp bậc Đại học và Cao học đã và đang tham gia vào các dự án lớn của lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo trong và ngoài nước.

Ngoài việc giảng dạy, các giảng viên của ngành Khoa học Máy tính còn tham gia nghiên cứu Khoa học và triển khai ứng dụng kết hợp với các đối tác trong và ngoài nước. Nhiều đề tài khoa học cấp Quốc gia, Đại học Quốc gia, Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM đã và đang thực hiện. Số lượng bài báo khoa học được công bố trong các Tạp chí Quốc tế chuyên ngành uy tín và các hội nghị Quốc tế uy tín ngày càng tăng.

Hiện nay, đội ngũ giảng viên của ngành Khoa học Máy tính, bao gồm 1 GS, 7 PGS, 29 TS và nhiều giảng viên hiện đang công tác tại nhiều nước trên thế giới. Về hợp tác Quốc tế, ngành Khoa học Máy tính phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật bản (JAIST) để đào tạo Tiến sĩ và Thạc sĩ nhiều năm qua.

Chương trình cung cấp những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu thuộc lĩnh vực Khoa học Máy tính. Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, học viên còn được đào tạo các kỹ năng cá nhân, kỹ năng nhóm, kỹ năng quản lý, phương pháp nghiên cứu khoa học và cách thức triển khai và xây dựng một sản phẩm phần mềm thông minh hoàn chỉnh để đáp ứng các yêu cầu của xã hội.

Học viên cần tích lũy 60 tín chỉ, tuỳ thuộc vào phương thức (theo chương trình nghiên cứu, định hướng nghiên cứu, hoặc định hướng ứng dụng). Do đó, thời gian hoàn thành chương trình Thạc sĩ từ 1.5 đến 2 năm.

Tên chuyên ngành: Khoa học Máy tính (Computer Science)

Kết quả trúng tuyển (hằng năm): tháng 5 và tháng 10

Thời gian nộp hồ sơ (hằng năm): tháng 4 và tháng 8

Chỉ tiêu tuyển sinh (hằng năm): dự kiến 60

Hình thức tuyển sinh: Căn cứ theo quy chế tuyển sinh bậc thạc sĩ hiện hành của Đại học Quốc Gia TP. HCM, có 2 hình thức tuyển sinh như sau:

Địa điểm đào tạo: Cơ sở Nguyễn Văn Cừ

Thời gian đào tạo: 1- 2 năm (học ngoài giờ hành chính).

Quyết định 93/QĐ-KHTN ngày 20 tháng 01 năm 2022 về việc phê duyệt môn học tương đương chương trình đào tạo Thạc sĩ

Khung chương trình đào tạo Khóa 2018.

Khung chương trình đào tạo Khóa 2019.

Khung chương trình đào tạo Khóa 2020.

Khung chương trình đào tạo Khóa 2021.

Khung chương trình đào tạo Khóa 2022.

Khung chương trình đào tạo Khóa 2023.

Quyết định 590 bổ sung môn học CTĐT trình độ thạc sĩ khóa 2023

Ngành Khoa học máy tính tại HCMUT có gì đặc biệt?

Là trường đại học về công nghệ hàng đầu khu vực phía Nam, ngành Khoa học máy tính tại HCMUT đào tạo ra bao thế hệ kỹ sư có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nhân lực trong nước và quốc tế. Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về nền tảng Máy tính và Công nghệ thông tin, các kiến thức chuyên về Khoa học máy tính và kiến thức chuyên sâu thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau như: bảo mật và an toàn máy tính, trí tuệ nhân tạo, thiết kế và phát triển các ứng dụng cho các thiết bị di động, xử lý dữ liệu khối lượng lớn,…

Chương trình đào tạo tại ĐHBK ĐHQG TP.HCM được xây dựng theo tiêu chuẩn ABET. Đây là một trong những tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến tại các trường đại học về kỹ thuật và công nghệ tại Mỹ. Nhờ đó, sinh viên được học đào tạo bởi chương trình chuẩn mực quốc tế, được công nhận rộng rãi bởi các tổ chức và công ty của Mỹ cũng như của các nước khác trên thế giới.

Ưu điểm của ngành Khoa học máy tính tại HCMUT là sinh viên rất tích cực tham gia các chương trình nghiên cứu khoa học. Rất nhiều bạn có bài nghiên cứu được đăng trên bài báo cáo khoa học ở tạp chí khoa học, hội nghị quốc tế có uy tín. Thậm chí, nhiều sản phẩm nghiên cứu của sinh viên còn mang lại ý nghĩa thực tiễn như: ứng dụng nhận diện và đếm xe trong đô thị, ứng dụng dẫn đường trong đô thị giúp tránh các điểm có tình hình giao thông phức tạp, hệ thống robot lặn biển,….

Dù là chương trình học về kỹ thuật nhưng không hề khô khan và quá “hàn lâm” mà nhà trường thường rà soát, đánh giá và đổi mới chương trình đào tạo để đáp ứng những thay đổi thường xuyên của thị trường lao động. Quá trình này thường xuyên có sự tham gia đóng góp ý kiến của sinh viên, sự sinh viên, giảng viên, nhà tuyển dụng,….Không chỉ có những đợt thay đổi hàng năm mà trong quá trình giảng dạy, các thầy cô cũng luôn thay đổi và có sự điều chỉnh nhỏ kịp thời để đáp ứng những nhu cầu cấp thiết mới phát sinh.

Ngành Khoa học máy tính tại HCMUT mang lại cho sinh viên nhiều lựa chọn khác như chương trình Kỹ sư chất lượng cao Việt – Pháp (PFIEV)và chương trình Kỹ sư tài năng. Với PFIEV, chương trình đào tạo sẽ nặng hơn so với hệ chuẩn và trong quá trình học, bạn sẽ được học cả hai ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp. Nếu sau 1 năm học, sinh viên không thích nghi được thì vẫn có thể xin quay lại chuyên ngành hệ chuẩn.

Đối với hệ Kỹ sư tài năng, sinh viên sẽ được lựa chọn từ những người có số điểm cao nhất và được sàng lọc qua từng học kỳ. Ưu điểm là sĩ điều kiện học tập được chăm chút hơn, giảng viên hàng đầu tham gia giảng dạy, độ khó của bài tập và đề thi cao hơn, một số môn học sẽ được học và thi hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Chung kết cuộc thi BKIT Car Rally của sinh viên HCMUT

Bên cạnh những giờ học nghiêm túc trên lớp và trong phòng thí nghiệm, ngành Khoa học máy tính của HCMUT thường xuyên được tham gia các hoạt động chuyên môn và hoạt động hướng nghiệp. Nhờ đó, các bạn được tạo điều kiện để rèn luyện kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc trong tương lai. Các hoạt động được tổ chức hàng năm như: Tuần lễ công nghệ thông tin, Hội chợ việc làm, cuộc thi chuyên môn BKIT Car Rally, seminar về công nghệ với sự tham gia của các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành. Ngoài ra, không thể thiếu những hoạt động xã hội và văn hóa văn nghệ như: xuân tình nguyện, mùa hè xanh, đại hội thể dục thể thao,…