Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Trong một chuyến tông du sang châu Phi vào tháng 3 năm 2009, tại Cameroon Giáo hoàng Biển Đức XVI đã có một phát biểu gây tranh cãi về tác dụng của bao cao su. Ông cho rằng bao cao su có thể có tác dụng tiêu cực đến tình hình diễn tiến bệnh AIDS tại khu vực này và việc ngăn ngừa bệnh AIDS chỉ có thể thực hiện bởi việc tiết chế sắc dục:
Đây cũng là lần đầu tiên trong một cuộc giao tiếp với báo giới, giáo hoàng đã sử dụng thuật ngữ "bao cao su".[50]
Phát biểu của giáo hoàng đã nhận được sự chỉ trích dữ dội từ nhiều phía, trong đó có các chính trị gia cánh tả, các chuyên gia y tế, những nhà hoạt động chống lại bệnh AIDS và đấu tranh cho người đồng tính luyến ái.[51] Rebbeca Hodes, Giám đốc về sách lược Treatment Action Campaign in South Africa cho rằng "đối với giáo hoàng, tín điều tôn giáo quan trọng hơn sinh mạng người dân châu Phi."[52] Trong một bài xã luận trên tạp chí y khoa Lancet, câu nói của giáo hoàng bị cho là "nguy hại đối với hàng triệu sinh mạng trên thế giới."[53] Một bài xã luận khác của tờ báo The New York Times cho rằng mặc dù giáo hoàng có toàn quyền phản đối việc dùng bao cao su theo nguyên lý đạo đức của giáo hội, "ông ta không có tư cách gì để bóp méo những khám phá khoa học về giá trị của bao cao su trong việc làm chậm quá trình lây lan bệnh AIDS.".[54]
Đặc biệt, trong một buổi phát biểu tại Đại học Valencia nhà sinh học nổi tiếng Richard Dawkins đã đi xa hơn khi nhận xét về câu nói của Giáo hoàng là "ngu đần":
Một số chuyên gia và nhà khoa học khác thì lại có quan điểm đồng ý với ý kiến của giáo hoàng, tỉ như Edward C. Green, Giám đốc của Dự án Nghiên cứu Phòng ngừa AIDS tại Đại học Havard.[51] Theo Green, mặc dù trên lý thuyết bao cao su có thể được áp dụng rộng rãi với hiệu quả cao nhưng kết quả khảo sát cho thấy điều đó không hợp lý trong hoàn cảnh ở châu Phi, và phương pháp quan trọng nhất chính là phá bỏ thói quen có nhiều bạn tình hay quan hệ tình dục tập thể, theo đuổi lối sống một vợ một chồng[56]. Theo thông cáo chính thức của Vatican, thì câu nói của giáo hoàng cần được hiểu theo nghĩa là, bao cao su sẽ có khả năng khuyến khích người dân thực hiện các "hành vi nguy hiểm".[50] Ngoài ra, trong một buổi phỏng vấn diễn ra vào ngày 17 tháng 3 trong chuyến tông du, Giáo hoàng Biển Đức XVI đã cải chính về phát biểu của mình:
Trong các phát ngôn sau đó, Biển Đức XVI cho rằng mặc dù Tòa thánh và Giáo hội vẫn "cơ bản chống lại việc dùng bao cao su" và không xem nó là "giải pháp đích thực", nhưng nó vẫn được chấp nhận trong một số trường hợp như là bước chuyển tiếp đầu tiên trong quá trình tiến tới một phương pháp khác đạo đức hơn để ngăn ngừa việc lây nhiễm bệnh AIDS.
Biển Đức XVI rời bỏ chức vụ Giáo hoàng kể từ lúc 20 giờ thứ năm, ngày 28 tháng 2 năm 2013. Trong công nghị lúc 11 giờ sáng ngày 11 tháng 2 năm 2013, trước sự hiện diện của các hồng y và giám mục, ông tuyên bố:
Tôi triệu tập anh em đến dự Công nghị này không phải để chỉ nói về 3 cuộc phong thánh, nhưng còn để thông báo cho anh em một quyết định rất quan trọng đối với đời sống Giáo hội. Sau khi nhiều lần xét mình trước mặt Thiên Chúa, tôi đã đi tới sự chắc chắn rằng sức lực của tôi, vì tuổi cao, không còn thích hợp nữa để thi hành sứ vụ Phêrô một cách thích đáng nữa. Tôi ý thức rõ sứ vụ này, do yếu tính thiêng liêng, phải được chu toàn không những bằng hoạt động và bằng lời nói, những còn bằng đau khổ và cầu nguyện. Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, đang chịu những biến chuyển mau lẹ và bị dao động vì những vấn đề có tầm quan trọng lớn đối với đời sống đức tin, để cai quản con thuyền của Thánh Phêrô và loan báo Tin Mừng, cần có nghị lực cả thể xác lẫn tâm hồn, nghị lực mà trong những tháng gần đây bị suy giảm nơi tôi đến độ tôi phải nhìn nhận mình không có khả năng thi hành tốt sứ mạng đã được trao phó cho tôi. Vì thế, với ý thức rõ ràng về hành vi hệ trọng này, với tự do hoàn toàn, tôi tuyên bố từ bỏ sứ vụ Giám mục Roma, người kế vị Thánh Phêrô, được ủy thác cho tôi do tay các hồng y ngày 19 tháng 4 năm 2005, để từ ngày 28 tháng 2 năm 2013 sắp tới, Tòa Roma, Tòa Thánh Phêrô sẽ trống tòa từ lúc 20 giờ và những ai có thẩm quyền cần phải triệu tập Mật Nghị Hồng y để bầu vị giáo hoàng mới.
Anh em rất thân mến, tôi chân thành cảm ơn anh em vì tất cả lòng quý mến và công việc mà anh em đã cùng mang gánh nặng sứ vụ của tôi, và tôi xin lỗi vì tất cả những thiếu sót của tôi. Giờ đây, chúng ta hãy phó thác Hội Thánh cho vị Mục Tử Tối cao, là Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, và cầu xin Mẹ Maria của Ngài, với lòng từ mẫu xin Mẹ trợ giúp các Hồng y trong việc bầu vị giáo hoàng mới. Về phần tôi, cả trong tương lai, tôi muốn hết lòng phục vụ Hội Thánh của Thiên Chúa bằng cuộc sống dành trọn cho việc cầu nguyện.[11]
Sau khi từ nhiệm, theo thông cáo của giáo hội, Biển Đức XVI vẫn giữ tông hiệu giáo hoàng hơn là sử dụng tên khai sinh của mình, Joseph Aloisius Ratzinger. Ông cũng được gọi là Giáo hoàng Benedict XVI, Giáo hoàng danh dự.[58] Ông vẫn mặc bộ áo choàng màu trắng truyền thống của Giáo hoàng, nhưng sẽ không có dải băng đeo qua vai hay áo choàng ngắn. Giáo hoàng Biển Đức XVI cũng sẽ không sử dụng đôi giày màu đỏ nữa mà thay vào đó là đôi giày màu nâu. Giáo hoàng cũng sẽ từ bỏ chiếc nhẫn vàng, hay còn được gọi là chiếc Nhẫn Ngư phủ, vốn tượng trưng cho quyền lực của giáo hoàng, và ấn tín của ông sẽ được tiêu hủy giống như khi một giáo hoàng qua đời, để tránh bị lợi dụng trong các văn bản về sau.[59] Tuy vậy, thay vì tiếp tục được gọi là "Đức giáo hoàng Biển Đức XVI", thì chính ông cho biết rằng kể từ khi từ nhiệm thì ông đã muốn trở về với chức vụ linh mục cội rễ của mình và muốn được gọi đơn giản là "Cha Biển Đức". Ông giải thích: lý do tối thiểu cho việc danh xưng mới của ông đơn giản chỉ là "Cha" thay vì "Đức giáo hoàng danh dự" hay "Đức giáo hoàng Biển Đức XVI" là tạo nhiều không gian giữa ông và vai trò của vị giáo hoàng, để không có một sự bối rối nào đối với vị "giáo hoàng thực thụ" (là Giáo hoàng Phanxicô).[60]
Theo phát ngôn viên của Vatican, ngày đầu tiên sau khi từ nhiệm giáo hoàng sẽ cùng với Tổng Giám mục Georg Gänswein tham gia một số hoạt động như là đi bộ trong vườn thánh và theo dõi tin tức ở Rome. Ông sẽ chuyển về tu viện Mater Ecclesiae ở thành phố Vatican làm nơi ở lúc nghỉ hưu.[61]
Thông cáo chính thức của giáo hoàng và Vatican cho thấy Biển Đức XVI từ nhiệm vì lý do sức khỏe kém và tuổi cao[11]. Tuy nhiên có những ý kiến cho rằng chính sức ép từ vụ Vatileaks và những tranh chấp quyền lực quyết liệt trong nội bộ Vatican là nguyên nhân của việc này.[6][12] Báo La Repubblica khẳng định rằng Biển Đức XVI từ chức vì mệt mỏi trước công việc xử lý những hồ sơ đồ sộ liên quan đến các vụ rắc rối và bê bối trong hàng ngũ giáo sĩ Công giáo.[13] Thật ra, ngay từ khi vụ Vatileaks mới nổ ra đã có tin đồn râm ran là giáo hoàng sẽ từ chức, mặc dù tin đồn này về sau đã lắng xuống sau một số biện pháp chấn chỉnh của Vatican.[62] Có nguồn tin cho rằng sức khỏe của Giáo hoàng Biển Đức XVI tốt hơn rất nhiều so với Giáo hoàng Gioan Phaolô II lúc cuối đời, và việc từ chức đột ngột như vậy dễ khiến công luận hoài nghi về một lý do bí ẩn đằng sau hậu trường.[7] Một số ý kiến khác thì khẳng định Vatileaks không phải là nguyên nhân chính của quyết định từ nhiệm này, mà thật sự sức khỏe của giáo hoàng thời điểm đó đã rất suy kiệt và khó có thể tiếp tục đảm đương công việc.[63] Ông Geogr Ratzinger, anh trai của Giáo hoàng, đã nhận định rằng những khó khăn và thách thức trong những năm cầm quyền thật sự đã bào mòn sức khỏe của giáo hoàng rất nhiều.[8]
Việc Biển Đức XVI chủ động từ chức cũng được cho là dấu hiệu cho thấy sẽ có những thay đổi và cải cách trong bộ máy cầm quyền Vatican, khi trước đó truyền thống của giáo hội là bầu cử các giáo hoàng cao tuổi và giáo hoàng thường tại nhiệm đến hết đời.[62] Nó cũng được cho là một sự kiện có ảnh hưởng lớn, khi giáo hoàng ra đi để lại một Giáo hội Công giáo đang vật lộn với các vụ bê bối tình dục của giới Giáo sĩ, việc đối phó với các tổ chức Hồi giáo cực đoan và một thế giới Tây phương càng ngày càng thế tục hơn.[3]
Vào ngày 28 tháng 12 năm 2022, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói khi kết thúc buổi tiếp kiến rằng Đức Bênêđíctô "bị bệnh nặng" và cầu xin Thiên Chúa "an ủi và hỗ trợ ngài trong chứng tá tình yêu dành cho Giáo hội cho đến cùng".[64] Cùng ngày, Matteo Bruni, giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, tuyên bố rằng "trong vài giờ qua, sức khỏe của Benedict đã trở nên trầm trọng hơn do tuổi cao" và ông đang được chăm sóc y tế. Bruni cũng nói rằng Đức Phanxicô đã đến thăm Đức Benedict tại Tu viện Mater Ecclesiae sau buổi tiếp kiến.[65][66]
Nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI đã qua đời vào lúc 9 giờ 34 phút sáng 31 tháng 12 năm 2022 (giờ địa phương) tại đan viện Mater Ecclesiae ở Vatican ở tuổi 95, theo thông báo cùng ngày của Vatican.[67][68][69][70]
Từ ngày 2 đến ngày 4 tháng 1 năm 2023, thi hài của Đức Benedict được quàn tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, trong đó có khoảng 195.000 người đến viếng.[71] Tang lễ và thánh lễ an táng của ông diễn ra vào ngày 5 tháng 1 năm 2023 tại Quảng trường Thánh Phêrô lúc 9:30 sáng, do Giáo hoàng Phanxicô chủ trì và được cử hành bởi Hồng y Giovanni Battista Re.[72] Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1802, một vị Giáo hoàng chủ sự lễ tang của vị tiền nhiệm.[73] Tang lễ ước tính có khoảng 50.000 người tham dự.[74] Một số người tham dự giơ các tấm biển đọc hoặc hét lên "Santo subito", kêu gọi nâng ngài lên Thánh nhân, một tiếng kêu đã được nghe trước đó tại Tang lễ của Giáo hoàng Gioan Phaolô II.[75] Benedict được an táng trong hầm mộ bên dưới Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, trong một ngôi mộ đã từng được an táng John Paul II và John XXIII trước đó.[74] Ngôi mộ đã được mở ra mắt công chúng vào ngày 8 tháng 1 năm 2023.[76]
Trong cuốn sách „Letzte Gespräche" (Những buổi nói chuyện cuối cùng) phát hành ngày 9.9.2016 Giáo hoàng Biển Đức XVI chỉ trích nhà thờ Đức, rằng có quá nhiều người làm việc cho nhà thờ, xem họ là thành viên một công đoàn đối với nhà thờ (như là một công ty) làm cho nó thiếu tinh thần linh động. Nội dung cuốn sách là những cuộc phỏng vấn với nhà báo Peter Seewald được giáo hoàng đương nhiệm Phanxicô đồng ý cho ấn bản. Trong cuốn sách Giáo hoàng Biển Đức XVI cũng khen ngợi giáo hoàng đương nhiệm trong vấn đề giao tiếp với công chúng. Ông cũng phủ nhận đã từ chức vì sự cố Vatileaks và cho là nó đã được giải quyết hoàn toàn. Về vấn đề không ưa thích, bè phái và việc tham danh vọng trong Vatican, giáo hoàng cho là nhiều người đã hiến thân và có lòng tốt, và dĩ nhiên là cũng có "các con cá ươn trong lưới". Về nhóm lợi ích đồng tình luyến ái ở Vatican ông cho là chỉ có bốn, năm người và đã bị giải tán. Về vấn đề ấu dâm của các linh mục, ông bày tỏ sự hối tiếc là không thể làm sạch được việc này. Tuy nhiên ông đã cho hàng trăm linh mục ấu dâm nghỉ việc.[14]
Peter Seewald, người phỏng vấn Giáo hoàng Biển Đức XVI, từng là một người cộng sản chân chính, đã từng cho phát hành hai cuốn sách khác về các cuộc phỏng vấn Giáo hoàng Biển Đức XVI với tựa là Salz der Erde, Licht der Welt (Muối của trái đất, ánh sáng thế giới) và Gott und die Welt (Thượng đế và thế giới). Những cuộc phỏng vấn cho cuốn sách „Letzte Gespräche" không được định phát hành khi giáo hoàng còn sống mà để làm tài liệu cho cuốn sách về tiểu sử của ông sau này.
Theo Seewald, giáo hoàng hiện sống trong chủng viện thuộc vườn của Vatican với bà phước Camilla, người săn sóc cho ông và hồng y Gänswein (60 tuổi). Giáo hoàng hiện đã yếu, đi cần xe đẩy, ông mỗi ngày cần phải xem chương trình tin tức Ý, anh em ông có lần nói là ông ghiền xem tin tức. Giáo hoàng Biển Đức XVI không nghĩ là Jorge Mario Bergoglios được bầu làm giáo hoàng thay thế mình. Trong khi giáo hoàng mới Phanxicô gọi điện thoại loan báo, thì Giáo hoàng Biển Đức lại ngồi ngóng đợi tin trước đài truyền hình nên không nghe được cú điện thoại.
Giáo hoàng tiết lộ trong các cuộc nói chuyện là ông đã từng yêu tha thiết. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phụ nữ cũng được theo học thần học Công giáo, Giáo hoàng lúc đó là một chàng trai trẻ, đẹp trai, thông minh, yêu chuộng nghệ thuật, thích làm thơ, đọc sách như của Hermann Hesse. Một trong những người cùng học kể lại, ông có ảnh hưởng tới phụ nữ và ngược lại cũng vậy. Cho nên việc quyết định sống độc thân không phải là một chuyện dễ dàng.[77]
Daniel Deckers, trong ban biên tập chính trị tờ FAZ cho đó là việc đáng tiếc về bày tỏ có vẻ cay đắng của giáo hoàng với nhà thờ Đức, mà sẽ bị nhóm chống lại việc có mặt nhiệt tình của nhà thờ trong xã hội lợi dụng. Theo Deckers trong thập niên 1980 không có linh mục nào trong nhà thờ có thể trở thành giám mục mà không có sự chấp thuận của Giáo hoàng Biển Đức XVI.[78]
+ Lúc 16 giờ 50 phút, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng ban tổ chức lễ tang, nói: "Sáng nay, lễ truy điệu đồng chí nguyên Chủ tịch nước đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia Hà Nội. Giờ, chúng ta có mặt ở đây để thực hiện nghi thức an táng. Nghĩa trang TP.HCM là nơi yên nghỉ cuối cùng của đồng chí Lê Đức Anh. Nghi thức an táng xin được phép bắt đầu".
Ông Lê mạnh Hà, con trai cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân rải hoa tiễn biệt lần cuối trước khi an táng đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: HOÀNG GIANG
Ông Trương Hoà Bình, Trưởng Ban lễ tang đã gửi lời cảm ơn lãnh đạo Đảng nhà nước, đại diện lực lượng vũ trang nhân dân, đại diện các đoàn ngoại giao... cùng toàn đồng bào đồng chí đã đến đưa tang Đại tướng Lê Đức Anh về nơi an nghỉ cuối cùng.
+ Đến 16 giờ 30, đoàn linh xa đưa linh cữu cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh về đến Nghĩa trang TP.HCM, nhiều người dân đến tiễn biệt...
Người dân và các lãnh đạo đón linh cữu cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh tại Nghĩa trang TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG
+ Đến 16 giờ 45 phút, đã diễn ra lễ an táng cố Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh tại Nghĩa trang TP.HCM.
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đưa tiễn đứa con ưu tú của đất nước về với đất mẹ.
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, nguyên lãnh đạo cao cấp đến đưa tiễn cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Ảnh: HOÀNG GIANG
+ Đến 15 giờ 50, đoàn linh xa ngang qua nhà cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh ở 240 đường Pasteur (phường 6, quận 3), dừng lại vài phút trước khi tiếp tục lăn bánh.
Đoàn linh xa đang ngang qua nhà Cố chủ tịch nước Lê Đức Anh. Ảnh: LÊ THOA
Linh cữu đang di chuyển ra khỏi sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: HOÀNG GIANG
+ Lúc 3 giờ 40 phút, đoàn linh xa đang di chuyển hướng về quân khu 7 trên đường Hoàng Văn Thụ.
Đoàn linh xa đang trên đường Trường Sơn. Ảnh: HOÀNG GIANG
Đưa linh cữu cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh từ máy bay ra linh xa
+ Lúc 16 giờ, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc... và nhiều lãnh đạo cấp cao đã có mặt tại Nghĩa trang TPHCM.
Tại đây, Thủ tướng và các lãnh đạo đã thắp hương trên phần mộ kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, Thượng tướng Lâm Văn Thê, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, luật sư Nguyễn Hữu Thọ... và nhiều mộ liệt sĩ khác tại nghĩa trang.
Người thân cố Chủ tịch nước LÊ Đức Anh tại nghĩa trang TP.HCM.
+ Đến 15 giờ 20, các chiến sĩ của đội dẫn đoàn ở sân bay Tân Sơn Nhất đã vào vị trí để chuẩn bị đón linh cữu nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh.
15 giờ 30 phút, đường Trường Sơn vào sân bay Tân Sơn Nhất đã cấm một chiều xe.
Đoàn xe dẫn đường đang vào vị trí. Ảnh: HOÀNG GIANG
Các tuyến đường đoàn xe sẽ đi qua được tăng cường an ninh. Nơi đặt linh cữu nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh cũng đã chuẩn bị xong.
Công tác chuẩn bị tại Nghĩa trang TP.HCM đã hoàn tất. Ảnh: NGUYỄN TRÀ
Nơi đặt linh cữu nguyên Chủ tịch nước ở nghĩa trang TP.HCM đã hoàn tất.
Trước cổng nghĩa trang TP.HCM, an ninh cũng được siết chặt. Ảnh: NGUYỄN TRÀ
Lúc 14 giờ 50, sân bay Tân Sơn Nhất, nơi linh cữu Đại tướng Lê Đức Anh đáp xuông đang có mưa.
Đoàn di quan linh cữu Đại tướng Lê Đức Anh sẽ đi qua Bộ Tư lệnh Quân Khu 7 và nhà riêng của ông ở 240 đường Pasteur (phường 6, quận 3) trước khi đến Nghĩa trang TP.HCM.
Dầm mưa đón linh cữu Đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: LÊ THOA
+Tại khu vực nhà riêng của nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh (240 Pasteur, phường 6, quận 3), cơn mưa lớn bất ngờ đổ xuống. Cây hoa giấy nở rực bên góc nhà rụng đầy trước sân.
Lúc này, nhiều người dân xung quanh đã đứng quanh nhà Đại tướng để đón linh cữu. Được biết, thi hài của nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh sẽ di chuyển chậm ngang nhà trước khi được an táng tại Nghĩa trang TP.HCM.
Đón linh cữu Đại tướng trên đường Pasteur. Ảnh: LÊ THOA
Chị Nguyễn Thị Kim Nhung, 49 tuổi là hàng xóm sát vách với nhà Đại tướng, nói: Hay tin Đại tướng mất, chị cũng như bao người dân khác sống quanh đây cảm thấy như mất đi điều gì đó. “Sáng nay, người ta tới trước sân quét dọn, sạch sẽ. Tui cũng lấy chổi ra phụ quét. Giờ cứ ngóng đợi cụ về nhà để thắp cho cụ nén nhang”.
+ Trong sáng nay lễ viếng và lễ truy điệu Đại tướng Lê Đức Anh đã diễn ra trang nghiêm tại ba điểm ở Hà Nội, TP.HCM và Thừa Thiên - Huế.
Tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội), nhiều đoàn trong nước và quốc tế đã đến viếng. Đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng đoàn vào viếng đầu tiên để tiễn biệt Đại tướng Lê Đức Anh. Tiếp đó là đoàn viếng của Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Ủy ban MTTQ Việt Nam... Các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều bày tỏ xúc động, vô cùng thương tiếc Đại tướng Lê Đức Anh, nhà lãnh đạo xuất sắc với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, cũng như trong công cuộc đổi mới, hội nhập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong số nhiều đoàn quốc tế đã đến viếng, có đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia do Thủ tướng Hunsen dẫn dầu; Đoàn đại biểu cấp cao Lào do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Saysomphone Phomvihane dẫn đầu.
+ Tại Hội trường Thống nhất (TP.HCM), Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân gửi tới gia quyến Đại tướng Lê Đức Anh lời chia buồn sâu sắc. Ông ghi vào sổ tang: “Vô cùng thương tiếc và tưởng nhớ một vị tướng tài ba, quả cảm, trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn, là Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, gắn bó sâu nặng với nhân dân Nam Bộ, với quân dân Sài Gòn – Gia Định – TP.HCM”.
Nhiều người đến viếng cũng bày tỏ tiếc thương vô hạn một vị tướng giỏi, một dũng tướng tài ba mưu lược, luôn có mặt ở những chiến trường ác liệt nhất, một trong những nhà lãnh đạo mẫu mực, quyết đoán.
Trong lễ truy điệu diễn ra lúc 10 giờ 45 phút sáng cùng ngày, đọc điếu văn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn đối với Đại tướng Lê Đức Anh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Đại tướng Lê Đức Anh là một chiến sĩ cách mạng kiên trung, đã dành cả đời cho sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc. Đại tướng mất đi là mất mát lớn không chỉ của gia đình mà còn là mất mát lớn của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân.
Theo Thủ tướng, Đại tướng Lê Đức Anh là một vị tướng trận mạc, một nhà chỉ huy xuất sắc, có tầm nhìn chiến lược, có chiến thuật tài tình và linh hoạt xử lý các tình huống phức tạp; là một trong hai sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được phong hàm vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng. Cuộc đời binh nghiệp của Đại tướng gắn với nhiều chiến trường vào Nam ra Bắc và thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả.
Đại diện cho thế hệ lãnh đạo hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hứa trước anh linh Đại tướng sẽ nói theo tấm gương mẫu mực, đức độ, trọn đời phấn đấu cho dân, cho nước của Đại tướng, nguyện đoàn kết một lòng, ra sức phấn đấu để tiếp tục sự nghiệp của Đảng và nhân dân, vì một nước Việt Nam giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn mình.
Đáp từ, ông Lê Mạnh Hà - con trai Đại tướng Lê Đức Anh cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng đội, bạn bè và người thân đã luôn bên cạnh Đại tướng. Ông cũng cảm ơn các thầy thuốc chăm sóc sức khoẻ cho ba ông trong nhiều năm.
Trước anh linh của cha mình, ông Hà rất xúc động và tự hào trước gia tài lớn mà cha ông để lại cho con cháu, đó là một trái tim nhân hậu và dũng cảm.
Lộ trình đoàn di quan tại TP.HCM
Đường Trường Sơn → đường Trần Quốc Hoàn → đường Hoàng Văn Thụ → đường Nguyễn Văn Trỗi → đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa → đường Võ Thị Sáu → đường Pasteur → đường Điện Biên Phủ → cầu Sài Gòn 1 → Xa lộ Hà Nội → cầu vượt Ngã tư Thủ Đức → Quốc lộ 1 → đường Số 12 → Nghĩa trang TP.HCM.