Các Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo (S&I) trợ giúp cha mẹ và các vị lãnh đạo Giáo Hội khi họ giúp đỡ giới trẻ và những người thành niên trẻ tuổi gia tăng đức tin của các em nơi Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm phục hồi của Ngài. Điều này được thực hiện bằng cách hỗ trợ việc học thánh thư đặt trọng tâm trong nhà và những lời của các vị tiên tri tại thế cùng các vị lãnh đạo khác của Giáo Hội.
Các Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo (S&I) trợ giúp cha mẹ và các vị lãnh đạo Giáo Hội khi họ giúp đỡ giới trẻ và những người thành niên trẻ tuổi gia tăng đức tin của các em nơi Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm phục hồi của Ngài. Điều này được thực hiện bằng cách hỗ trợ việc học thánh thư đặt trọng tâm trong nhà và những lời của các vị tiên tri tại thế cùng các vị lãnh đạo khác của Giáo Hội.
Một giảng viên lớp giáo lý có thể chọn những người phụ trách lớp học, chẳng hạn như một chủ tịch, các phó chủ tịch và một thư ký. Trước tiên, giảng viên liên lạc với cha mẹ và giám trợ của mỗi học sinh để có sự chấp thuận. Những người phụ trách lớp học đều không được tán trợ hay phong nhiệm. Họ có thể giúp giảng viên thực hiện các bổn phận thường xuyên trong lớp học và khuyến khích các học sinh khác tham dự và tham gia.
Các giảng viên lớp giáo lý không nên cung cấp các sinh hoạt ngoài giờ học thường lệ hoặc ở xa lớp học. Trường hợp ngoại lệ đòi hỏi sự chấp thuận từ các vị lãnh đạo chức tư tế địa phương.
Các học sinh lớp giáo lý có thể học hỏi một cách hiệu quả hơn và gia tăng sự cải đạo của họ nếu họ thường xuyên tham dự lớp học, tham gia, và học thánh thư ở bên ngoài lớp học. Khi làm những việc này, họ cũng có được tín chỉ của lớp giáo lý mỗi năm và có thể tốt nghiệp lớp giáo lý.
Một số học sinh có thể khó có được tín chỉ của lớp giáo lý do gặp khó khăn trong việc đọc hoặc vì các lý do khác. Giảng viên có thể thích ứng những điều kiện cho phù hợp với nhu cầu của những học sinh này. Người đại diện Lớp Giáo Lý &và Viện Giáo Lý có thể yêu cầu thích ứng toàn bộ chương trình. Những sự thích ứng này cần có sự chấp thuận từ Văn Phòng Trung Ương Lớp Giáo Lý &và Viện Giáo Lý.
Để tốt nghiệp lớp giáo lý, một học sinh cần phải có bốn năm tín chỉ và nhận được sự chứng thực của các vị lãnh đạo Giáo Hội từ một thành viên của giám trợ đoàn. Sự chứng thực này xác minh rằng một học sinh là xứng đáng và cam kết sống theo các tiêu chuẩn của phúc âm.
Mỗi năm giáo khu đều tổ chức lễ tốt nghiệp lớp giáo lý. Sự kiện này được hoạch định bởi một thành viên của chủ tịch đoàn giáo khu hoặc một ủy viên hội đồng thượng phẩm. Người đại diện Lớp Giáo Lý &và Viện Giáo Lý có thể giúp đỡ. Để biết thêm thông tin, xin xem A Guide to Seminary and Institute Graduation Exercises (Sách Hướng Dẫn về Lễ Tốt Nghiệp Lớp Giáo Lý và Lễ Công Nhận của Viện Giáo Lý).
Các vị lãnh đạo giáo khu và tiểu giáo khu bảo đảm có được các địa điểm như nhà hội hoặc nhà của tín hữu để tổ chức các lớp giáo lý. Không nên thuê các tòa nhà hoặc phòng ốc để tổ chức các lớp giáo lý. Nếu các lớp nhóm họp trong một nhà hội, các giảng viên nên có quyền sử dụng dụng cụ thiết bị trong phòng vật liệu.
Người đại diện Lớp Giáo Lý &và Viện Giáo Lý cung cấp các tài liệu dành cho giảng viên và học sinh cho mỗi lớp. Học sinh nên mang theo thánh thư của mình, dạng bản in hoặc kỹ thuật số.
Tại một số khu vực ở Hoa Kỳ và Canada, các luật pháp địa phương cho phép học sinh rời khỏi trường và tham dự lớp giáo lý trong giờ học. Hội Đồng Giáo Dục của Giáo Hội chấp thuận nơi nào loại lớp giáo lý này được sử dụng. Để biết thêm thông tin về lớp giáo lý trùng với giờ học khác, xin xem Released-Time Seminary trên trang mạng ChurchofJesusChrist.org.
Viện giáo lý cung cấp các lớp học phúc âm vào ngày thường trong tuần để củng cố đức tin và chứng ngôn nơi Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm phục hồi của Ngài. Tất cả những người thành niên trẻ tuổi độc thân từ 18 đến 30 tuổi nên được khuyến khích tham dự các lớp học của viện giáo lý cho dù họ còn đang đi học hay không.
Nhiều khu vực không có các lớp học của viện giáo lý đặt trong khuôn viên trường đại học. Trong những trường hợp này, các chủ tịch giáo khu có thể thành lập các lớp học của viện giáo lý dựa vào giáo khu. Các vị lãnh đạo chức tư tế và nhân viên Lớp Giáo Lý &và Viện Giáo Lý phối hợp những sự sắp xếp.
Những chỉ dẫn bổ sung để thiết lập và điều hành các lớp học của viện giáo lý dựa vào giáo khu, lập kế hoạch cho các cơ sở, kêu gọi các giảng viên và công nhận thành tích của sinh viên có sẵn tại Stake Institute trên trang mạng ChurchofJesusChrist.org.
Các chủ tịch đoàn giáo khu có thể muốn cung cấp các lớp học về tôn giáo cho những người thành niên từ 31 tuổi trở lên. Những lớp học này không phải là một chức năng của Lớp Giáo Lý &và Viện Giáo Lý và không được gọi là các lớp học của viện giáo lý. Tuy nhiên, các tài liệu về chương trình giảng dạy của viện giáo lý có thể được sử dụng cho các lớp học.
DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
Tôi lớn lên trên vùng cao nguyên nắng và gió, mọi thứ ở đây đi vào từng hơi thở, nhịp đập của trái tim tôi. Tôi hãnh diện về vùng đất...
Tôi lớn lên trên vùng cao nguyên nắng và gió, mọi thứ ở đây đi vào từng hơi thở, nhịp đập của trái tim tôi. Tôi hãnh diện về vùng đất Đăklăk đã nuôi tôi khôn lớn không chỉ về thân xác, trí tuệ, mà hơn nữa nó là cái nôi nuôi dưỡng đức tin. Ở đó, tôi được ê a học chữ và học những bài giáo lý căn bản, được biết và xác tín về Niềm Tin vào Thiên Chúa.
Những kỷ niệm lần đầu học giáo lý vẫn sống động trong tôi. Thật may mắn, vào tuổi xưng tội, rước lễ lần đầu thì nơi ấy bắt đầu có Linh Mục về dâng lễ, dựng nhà Nguyện. Trước đây, ở vùng đó, ai sùng đạo thì lần chuỗi, đọc kinh, quy tụ với nhau, lâu lâu sẽ có Linh Mục từ thị xã về dâng lễ, đi lễ cũng chỉ là lén lút. Tôi nhớ ba của tôi sau khi lễ xong vội thay cái áo sơ mi, mặc vào người cái áo đi làm để trên đường về không bị theo dõi, dò xét. Thật khó khăn, nhưng hạt mầm Đức Tin vẫn lớn lên. Tôi vẫn được học giáo lý cơ mà. Ngôi nhà ba gian của gia đình tôi, là nơi dạy học giáo lý, dâng Thánh lễ mỗi khi có Linh Mục, đọc kinh… trở thành nơi “hội họp tôn giáo” như câu nói của chính quyền địa phương, ba tôi vẫn thường bị bắt bẻ vì lý do này. Tôi nhận thấy niềm vui của mọi người trong gia đình, và những người láng giềng khi nghe sẽ có thánh lễ, có xưng tội hay xức dầu cho người lớn tuổi. Lúc ấy, tôi chỉ là cô bé học lớp 3, 4 cũng vui theo trong không khí nhộn nhịp của mọi người mà có hiểu được ý nghĩa của nó đâu. Trong lớp học giáo lý, tôi còn trả lời câu hỏi của thầy (bác, anh em kết nghĩa với ba tôi) như sau:
- “Các con cho thầy biết Thiên Chúa Ba Ngôi được hiểu như thế nào?”
Thầy chỉ tôi trả lời, hình như là thầy khá tin tưởng vào hiểu biết của tôi, dù tôi nhỏ nhất trong lớp.
- “Dạ, Thiên Chúa Ba Ngôi là có ba Chúa”
Tôi lấp lửng, nhưng rồi tự tin đáp: “Dạ, Chúa Cha là trên hết rồi đến Chúa Con và Chúa Thánh Thần, bởi Chúa Cha là Cha mà”. Tôi nghĩ giống ba của tôi phải lớn hơn tôi thì Chúa Cha cũng lớn hơn Chúa Con.
Tôi nhìn ba tôi xem phản ứng của ông ra sao, thấy ông nhìn và cười mỉm, tôi biết mình sai. Ba tôi làm thợ mộc, nên nửa nhà là để dụng cụ của ông. Thật ra lúc đó, ông đang đóng ghế cho nhà Nguyện mới, nói nhà Nguyện cho oách chứ nhà chỉ bọc bằng vách nứa tạm thời, mái tôn, nền cát. Còn lớp học rất đơn giản, trải chiếu và ngồi học một góc ở phía trước bàn thờ. Mỗi ngày học là một ngày tụ tập bạn bè khắp nơi trong vùng. Vì vậy chúng tôi rất vui, được học giáo lý nghĩa là sẽ được xưng tội, rước lễ và sẽ được cùng nhau chạy nhảy, chơi đùa mỗi khi giải lao.
Lúc ấy, tôi tin vào Chúa bởi thấy ba mẹ tin và những người xung quanh tin. Tôi được học và biết rằng Chúa vẫn luôn ở với gia đình tôi, với những con chiên của Ngài dù ở vùng xa xôi hẻo lánh này. Ngày còn nhỏ, mỗi khi nghe ba mẹ tôi hát “Chúa chăn nuôi tôi, tôi còn thiếu thốn gì…” hay nghe ba mẹ tôi than vãn: “Sao thập giá Chúa cho con nặng quá”... Tôi đã không hiểu, nhưng biết ba mẹ tôi tin có Chúa ở cùng ông bà trong suốt cuộc đời, cả khi vui lẫn lúc buồn. Những giai đoạn ấy thật là khó khăn nhưng giống như hạt giống được ủ trong đất để chờ thời cơ nảy mầm rồi trổ sinh bông lúa.
Bây giờ, sau 11 năm, vùng đất im lìm ấy đã có nhà thờ Giáo Xứ, Cha quản nhiệm, Thầy giúp xứ, các hội đoàn trong giáo xứ và bắt đầu có nhà Nguyện ở các giáo họ. Thật là điều kỳ diệu, việc Chúa làm mới uy quyền làm sao. Và giờ, tôi là một Thanh tuyển của Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm. Cô bé ngày xưa ấp úng trả lời về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi cảm thấy thật hạnh phúc khi được ở trong nhà Chúa, học biết về Chúa và biết yêu Ngài nhiều hơn.
Ơn gọi của tôi là một huyền nhiệm, tôi không hiểu vì sao Chúa gọi tôi. Cô bé ngu ngơ, khù khờ, chẳng có gì tỏ ra là xứng đáng cả, nhưng Ngài lại đưa tôi vào Hội Dòng với sứ mạng Giáo dục. Chỉ biết rằng bởi Chúa quá thương tôi, và Ngài nhân từ với tất cả. Đây là khoảng thời gian quý giá với tôi. Chính những năm sống trong Tuyển viện, tôi mới tìm ra chính tôi và tìm ra lẽ sống cho mình: theo đuổi giấc mơ “bước theo sát Chúa Giêsu”. Tôi muốn nói cho tất cả những ai tôi gặp rằng: tôi có một Người yêu tôi rất nhiều và chính họ cũng được Người yêu thương. Tình yêu ấy là tình yêu cá vị, Ngài yêu từng người trong cái riêng của chính mình.
Tôi mang giấc mơ gieo mầm đức tin ở những vùng xa xôi. Tôi đã mơ mình sẽ là nữ tu dạy học, phục vụ cho anh chị em sắc tộc, truyền giáo ở những nơi chưa có cơ hội biết Chúa. Có lẽ bởi tôi cũng từng sống trong hoàn cảnh thiếu thốn và rất mong được biết thêm về Thiên Chúa, mà mọi người gọi là “Đấng Yêu Thương”. Không biết ở đâu đó có những nơi còn khó khăn trong đời sống tôn giáo như vậy không? Nhưng tôi tin tưởng việc Chúa làm, rồi sẽ có những người quảng đại, sẵn sàng đem Chúa đến với họ.
Xin Chúa thương đến những vùng truyền giáo, những thừa sai, các linh mục, tu sĩ đang dấn thân trên vùng cao nguyên bát ngát. Xin cho con can đảm để dấn bước trong con đường ơn gọi, đi đến đích cùng Chúa. Vì Chúa biết con yếu đuối lắm, khi con nói con đủ sức và khao khát theo Chúa thì là lúc con dễ ngã gục nhất. Xin Chúa nuôi dưỡng ước mơ dấn thân phục vụ, đừng để ngọn lửa hăng say, yêu mến tắt dần. Và lạy Chúa, con dâng lên Ngài các bạn trẻ là Kitô hữu trong thời đại này. Các bạn phải đương đầu với cuộc bách hại nguy hiểm: nhiều tệ nạn bao quanh các bạn, thú vui xác thịt, nạn phá thai, hôn nhân đồng tính… làm các bạn băn khoăn về Chúa và Hội Thánh. Xin Chúa cho các bạn can đảm sống chứng tá Đức Tin ngay trong môi trường sống và hơn hết là yêu mến việc học Giáo Lý. Khi nhận thức rõ về Giáo Lý của Chúa, của Giáo Hội, hẳn các bạn không còn băn khoăn về những điều trên, mà luôn bước đi đúng đường hướng của Chúa. Con tạ ơn Chúa.
Một số collocations của marriage:
- lời tuyên thệ kết hôn: marriage vow
- kế hoạch kết hôn: marriage plan
- lời cầu hôn: marriage proposal
- mối quan hệ hôn nhân: marriage relationship
- vấn đề hôn nhân: marriage problem
- hôn nhân một vợ một chồng: monogamous marriage