TP HCMVKS giữ nguyên quan điểm xác định số tiền chiếm đoạt và tội danh đối với bà Trương Mỹ Lan như bản án sơ thẩm, tiếp tục đề nghị HĐXX tuyên án tử hình về tội Tham ô tài sản.
TP HCMVKS giữ nguyên quan điểm xác định số tiền chiếm đoạt và tội danh đối với bà Trương Mỹ Lan như bản án sơ thẩm, tiếp tục đề nghị HĐXX tuyên án tử hình về tội Tham ô tài sản.
Hai doanh nghiệp liên quan ông Đào Hồng Tuyển - chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu - sẽ phải nộp hơn 6.095 tỉ đồng để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho bà Trương Mỹ Lan trong vụ án.
Bà Trương Mỹ Lan tại tòa khai đưa tiền ông Đào Hồng Tuyển nhiều năm nhưng không giấy tờ gì
Phiên xét xử sơ thẩm vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã khép lại. Ngoài hình phạt với các bị cáo, tòa cũng có phán quyết về xử lý tài sản, trách nhiệm bên liên quan.
Cụ thể, tòa buộc nhiều doanh nghiệp phải nộp lại số tiền liên quan bà Lan. Trong đó Công ty cổ phần T&H Hạ Long (gọi tắt T&H Hạ Long) và Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh (gọi tắt Công ty Âu Lạc) phải nộp hơn 6.095 tỉ đồng để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho bà Lan trong toàn bộ vụ án.
Còn theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đã kê biên 8 bất động sản Công ty Âu Lạc liên quan đến thỏa thuận hợp tác giữa bà Lan với Tập đoàn Tuần Châu.
Việc hợp tác chi tiết ra sao chưa được đề cập rõ. Trong khi tòa cho rằng tách vụ Tuần Châu giải quyết với Ngân hàng SCB và các bên liên quan (nếu có) trong một vụ án khác khi các bên có yêu cầu.
Vậy trước nay Tuần Châu của ông Đào Hồng Tuyển liên quan gì bà Trương Mỹ Lan?
Bà Lan 'nhờ' người đứng tên hộ ở công ty 'chúa đảo' Tuần châu Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, T&H Hạ Long thành lập năm 2007, trụ sở chính tại phường Tuần Châu, Hạ Long, Quảng Ninh.
Lúc mới thành lập, T&H Hạ Long có vốn điều lệ 500 tỉ đồng. Trong đó, Công ty Âu Lạc góp 51% vốn, tương đương 255 tỉ đồng, còn lại Công ty TNHH T&T nắm 15% vốn và ông Nguyễn Đức Thành góp 5%.
Chủ tịch kiêm người đại diện pháp luật thời điểm này là ông Đào Hồng Tuyển.
Từ cuối 2020, "ghế" chủ tịch được chuyển sang ông Nguyễn Vũ Anh Thi (SN 1982) và thông tin đăng ký doanh nghiệp hiện nay của T&H Hạ Long trên hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia vẫn là ông Thi (tính đến tháng 3-2023).
Ông Thi là một cái tên quen thuộc trong hệ sinh thái doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát. Tại lần thay đổi đăng ký doanh nghiệp gần đây nhất từ tháng 8-2022, T&H Hạ Long đã được tăng vốn lên 3.855 tỉ đồng, cơ cấu cổ đông không được tiết lộ.
Tuy nhiên theo kết luận điều tra trong vụ Vạn Thịnh Phát, hơn 18 triệu cổ phần (tương ứng gần 71% cổ phần) của T&H Hạ Long đã được bà Trương Mỹ Lan giao Vũ Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Vũ Anh Thi, Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Thị Lan Phương và Mai Thị Cẩm Thúy đứng tên.
Hồi tháng 10-2023, cơ quan CSĐT đã ra lệnh kê biên số cổ phần này.
Là một doanh nghiệp chưa đại chúng, rất hiếm thông tin của T&H Hạ Long xuất hiện trên truyền thông.
Ngoài T&H Hạ Long, Tuần Châu Group của ông Đào Hồng Tuyển là tập hợp của nhiều pháp nhân, trong đó Công ty Âu Lạc đóng vai trò nòng cốt.
Âu Lạc Quảng Ninh cũng là pháp nhân cùng với T&H Hạ Long có trách nhiệm nộp hơn 6.000 tỉ đồng trong vụ Vạn Thịnh Phát.
Dữ liệu về thông tin đăng ký doanh nghiệp cho biết Công ty Âu Lạc được thành lập từ 1997, tại phường Tuần Châu, Hạ Long, Quảng Ninh.
Những "mắt xích" hợp tác giữa "chúa đảo" và bà Trương Mỹ Lan Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, lúc mới thành lập, Công ty Âu Lạc có vốn điều lệ 700 tỉ đồng, ông Tuyển góp 672 tỉ đồng (tương đương 95% vốn).
Người còn lại là ông Đào Anh Tuấn (con trai ông Tuyển) 28 tỉ đồng, tức 4% vốn. Ông Tuấn là tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật công ty.
Đến tháng 8-2022, Âu Lạc tăng vốn từ 3.500 tỉ đồng lên 5.576 tỉ đồng, theo đó ông Tuyển tăng giá trị góp lên 3.936 tỉ đồng, còn lại vẫn là ông Tuấn.
Dữ liệu đăng ký doanh nghiệp mới nhất (tháng 1-2024), Âu Lạc giảm vốn điều lệ xuống 4.100 tỉ đồng. Danh sách thành viên góp vốn thay đổi từ ông Tuyển sang Công ty cổ phần Tập đoàn Tuần Châu với 96% vốn, tương đương 3.936 tỉ đồng; còn ông Tuấn nắm 4% (164 tỉ đồng).
Người đại diện pháp luật cũng chuyển từ ông Tuấn và bà Đào Thị Đoan Trang (con gái ông Tuyển) sang ông Đỗ Xuân Linh (SN 1990) - người giữ vị trí tổng giám đốc thay ông Tuấn.
Theo thông tin công khai năm 2022, Âu Lạc Quảng Ninh và Công ty TNHH đầu tư bất động sản Hưng Phúc đã có thỏa thuận hợp tác và đặt cọc chuyển nhượng một phần dự án khu biệt thự Morning Star và khu biệt thự Hoàng Long.
Theo dữ liệu về đăng ký kinh doanh, Công ty bất động sản Hưng Phúc thành lập tháng 6-2020, vốn điều lệ 380 tỉ đồng.
Thành viên góp vốn là ông Phạm Nguyễn Bảo Trung với 65% vốn, còn lại bà Hồ Mỹ Phương nắm 35%. Ông Trung (SN 1989) là người đại diện theo pháp luật kiêm tổng giám đốc công ty.
Đến tháng 5-2022, bà Đỗ Thị Út Hồng thay ông Trung làm tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật. Cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp cũng thay đổi với hai thành viên là bà Đỗ Thị Út Hồng nắm 65% vốn và bà Nguyễn Thị Huệ 35%.
Bà Hồng hay ông Trung đều liên quan Công ty cổ phần Phát triển dự án Long An - một doanh nghiệp nằm trong danh sách 762 công ty liên quan vụ Vạn Thịnh Phát.
Bà Lan nói gì về hợp tác với ông Tuyển trước tòa? Liên quan đến hợp tác với Tuần Châu, bà Lan khai trước tòa bà Phạm Thị Lan Phương là người phụ trách dự án.
Theo bà Lan, tiền được đưa cho ông Tuyển Tuần Châu (tức ông Đào Hồng Tuyển) trong suốt nhiều năm mà không có giấy tờ gì. "Chị Phương đang bị phù não đi Úc nên tài liệu cũng không bàn giao lại, những vấn đề liên quan tôi cũng không nhớ rõ chi tiết. Công ty Tuần Châu cho SCB mượn tài sản, cụ thể thế nào bị cáo không rõ, bị cáo chỉ biết SCB đang cơ cấu liên tục, luôn thiếu tài sản, còn việc cơ cấu thế nào thì không rõ, việc này có thể Trần Thị Mỹ Dung (cựu phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB) và Trương Khánh Hoàng (cựu quyền tổng giám đốc SCB) biết", bà Lan nói.
Kết luận điều tra cho thấy, ông Võ Tấn Hoàng Văn với vai trò là tổng giám đốc điều hành SCB đã phê duyệt việc hợp tác với Công ty chứng khoán Tân Việt TVSI để triển khai giới thiệu sản phẩm trái phiếu tại 239 chi nhánh Ngân hàng SCB.
Để thúc đẩy việc mua trái phiếu, SCB còn tiến hành hình thức đào tạo tập trung với gần 2.500 nhân viên gồm chuyên viên tư vấn, giao dịch viên, kiểm soát viên, phó giám đốc, giám đốc chi nhánh.
Trong số này, giao dịch viên - những nhân viên tại quầy giao dịch và chuyên viên tư vấn chiếm phần lớn - tổng cộng 2.000 người. Điều này khớp với lời kể của các nạn nhân của trái phiếu với BBC rằng, họ được các giao dịch viên chào mời sản phẩm trái phiếu nhưng lại dùng lối nói lập lờ là "gói tiết kiệm linh hoạt 31 ngày".
Từ vùng, đơn vị kinh doanh tới các nhân viên đều được quảng bá về cơ chế phân bổ hoa hồng khi giới thiệu trái phiếu.
Theo kết luận điều tra, SCB sẽ nhận được phí giới thiệu từ các hoạt động chào mời khách hàng mua trái phiếu. Đơn cử, phí giới thiệu trái phiếu Công ty An Đông là 0,083% trên số dư mà nhà đầu tư do Ngân hàng SCB giới thiệu nắm giữ trái phiếu Công ty An Đông tại cuối ngày 25 hàng tháng trong năm.
Ngoài phản ánh từ những trái chủ bị hại, BBC còn phỏng vấn được một nhân viên Ngân hàng SCB đã nghỉ việc. Người này thừa nhận rằng, việc đào tạo của ngân hàng về trái phiếu đều có kịch bản sẵn các tình huống, hướng dẫn nhân viên tư vấn xoáy vào lãi suất cao và mang tính an toàn.
Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem
Theo kết luận điều tra của Bộ Công an, trước thời điểm ngày 7/10/2022, Hội sở Ngân hàng SCB chưa tiếp nhận bất kỳ phản ánh nào từ khách hàng và các đơn vị kinh doanh về việc cán bộ nhân viên nào làm sai quy trình, nội dung đã được hướng dẫn, đào tạo để đẩy nhanh việc giới thiệu trái phiếu nhằm chạy theo doanh số, tiền thưởng hoa hồng.
Dữ liệu thống kê phản ánh ý kiến của khách hàng qua các kênh tiếp nhận cho thấy đa phần khách hàng than phiền về việc thanh toán lãi trái phiếu chậm, các vấn đề phát sinh khi bán trái phiếu trước hạn, thời gian nhận được tiền bán trái phiếu chậm.
Đáng chú ý, Ngân hàng SCB có nhận được một vài phản ánh của khách hàng bị nhầm lẫn trái phiếu doanh nghiệp là sản phẩm tiết kiệm. Tuy nhiên, theo Bộ Công an, các trường hợp này đã được Ngân hàng SCB liên hệ để giải quyết triệt để và thỏa đáng cho khách hàng.
Bên cạnh đó, ngày 15/12/2020, Ngân hàng SCB đã ban hành Thông báo số 13855/TB-TGĐ.20.00 về việc chấn chỉnh công tác giới thiệu khách hàng tham gia sản phẩm đầu tư trái phiếu đảm bảo đúng quy trình.
Đã về hưu được gần sáu năm, bà Nga có một số tiền dành dụm được sau nhiều năm làm lụng cũng như được con cháu, chị em cho và gửi nhờ, tổng cộng số tiền là khoảng 500 triệu. Bà lâu nay vẫn thường gửi tiết kiệm tại ngân hàng SCB gần nhà nên cũng tiếp tục bỏ số tiền đó vào tài khoản tiết kiệm của mình.
Nhưng khoảng tháng 8/2022, bà Nga được nhân viên của SCB chi nhánh số 44 Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội tư vấn rằng ngân hàng mới ra mắt gói tiết kiệm linh hoạt, rút tiền và nhận lãi suất cao hơn gửi có kỳ hạn.
Cũng như bao nhiêu nạn nhân "sập bẫy" trong vụ mua trái phiếu của An Đông, Quang Thuận, bà Nga không hề hay biết mình đã đặt bút ký ủy nhiệm chi để mua trái phiếu, chứ không phải là gửi tiết kiệm.
"Tôi không hiểu trái phiếu An Đông là gì cả. Nhân viên nói với tôi rằng gói gửi tiết kiệm lãi suất cao là sản phẩm của SCB và có thể rút tiền sau 31 ngày mà vẫn có lãi. Tôi tin tưởng SCB là ngân hàng top 10 uy tín Việt Nam nên đồng ý gửi. Họ cho tôi ký vào rất nhiều giấy tờ, nhiều hơn thường lệ, nhưng chỉ đưa phần cuối mỗi tờ, chỗ ký tên và bảo mình ký chỗ họ đánh dấu," bà Nga thuật lại với BBC.
"Sau đó, tôi nhận được hợp đồng thì lại thấy bên nhận tiền là Công ty CP chứng khoáng Tân Việt, tôi mới hỏi cậu tư vấn viên thì họ vẫn nói là sản phẩm của SCB, tôi cũng nghĩ có hợp đồng trong tay thì cất đi thôi, không còn lo nghĩ gì," bà Nga nhớ lại.
Ngày 7/10/2022, khi Chủ tịch Chứng khoán Tân Việt, thành viên HĐQT độc lập SCB là ông Nguyễn Tiến Thành đột ngột qua đời thì bà Nga nhận được điện thoại từ các tư vấn viên của chi nhánh SCB ở Ngô Thì Nhậm nói trên.
"Cậu tư vấn viên gọi và nói tôi rằng ông Thành bị đột tử và hiện có nhiều tin đồn tiêu cực về SCB, kêu tôi đừng nghe. Tới hôm sau, tôi ra SCB thì được phát tờ thông báo của Ngân hàng Nhà nước kêu gọi người dân yên tâm, bình tĩnh nên tôi cũng đi về.
"Sau đó, sự việc vỡ lỡ ra, người ta kéo đến SCB và nói việc gửi tiết kiệm nhưng thực chất là mua trái phiếu thì cậu tư vấn viên lúc ấy mới bảo để cậu ấy xem hồ sơ của tôi. Xong cậu ấy bảo đây không phải sản phẩm SCB mà là trái phiếu An Đông mà, tôi mới nói rằng chính nhân viên ngân hàng tư vấn gói tiết kiệm linh hoạt của SCB chứ tôi làm gì biết An Đông nào.
"Họ mới mở hợp đồng ra và chỉ cho tôi chữ viết tắt ADC gì đó, tôi hỏi tiếp sao cháu nói với cô rằng đây là gửi tiết kiệm mà thành ra trái phiếu là thế nào. Cậu này mới bảo tôi cứ bình tĩnh, rằng sẽ chịu trách nhiệm nhưng tôi nói chỉ muốn lấy lại tiền mà thôi. Cậu tư vấn viên ấy bảo vậy thì cháu bán thử xem có ai mua thì cô lấy lại tiền được không," bà Nga kể lại với BBC.
Tháng 10/2023, bà Nga đã đến cơ quan công an để làm đơn khiếu nại và nhận được giấy xác nhận rằng đơn của bà đã được tiếp nhận. "Họ nói tôi cứ về nhà, chờ đến khi công an gọi lên lấy lời khai thì đem theo tất cả chứng từ, hợp đồng lên."
Tổng cộng số tiền mà bà Nga gửi tiết kiệm nhưng biến thành trái phiếu An Đông là 500 triệu đồng với mã HD 185-003389/FLEX.ADC-2019.1/HĐMB. Đây là một trong những mã trái phiếu mà trái chủ đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định là bị hại trong vụ án.
Nguồn hình ảnh, Nhân vật cung cấp
Bà Bảo Ngọc ở Hải Phòng cũng có trải nghiệm tương tự. Bà nói với BBC rằng, cho tới khi ông Nguyễn Tiến Thành đột tử và bà Trương Mỹ Lan bị bắt thì mới "té ngửa" rằng số tiền gần 1,5 tỷ đồng bà bỏ vào SCB là trái phiếu chứ không phải khoản tiết kiệm.
Những video bà Ngọc cho BBC xem đều cho thấy mọi giao dịch đều diễn ra tại ngân hàng, do nhân viên SCB phụ trách và không có bên thứ ba là công ty An Đông hay Quang Thuận.
"Nhân viên nói rằng đây là sản phẩm tiết kiệm gửi linh hoạt, 31 ngày là có thể rút được tiền mà không bị mất lãi, giống như gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Họ nói rằng đây là hệ sinh thái của ngân hàng, là sản phẩm như tiết kiệm không rủi ro gì. Rồi mình ủy nhiệm chi cho họ làm hợp đồng. Nếu tôi biết là trái phiếu thì từ đầu sẽ không tham gia," bà Ngọc nói với BBC.
Trong đơn gửi đến Cục thi hành án dân sự TP.HCM (THADS), bà Trương Mỹ Lan lên tiếng về các tài sản. Theo đó, đối với một số tài sản không liên quan đến vụ án, không bị thế chấp hoặc kê biên, cùng với các tài sản mà bạn bè cho mượn để bán, chuyển nhượng nhằm huy động thêm nguồn lực khắc phục hậu quả, bà mong muốn cho phép gia đình chủ động tìm kiếm đối tác, khách hàng để tiếp tục phát triển hoặc chuyển nhượng.
Cụ thể, các tài sản này bao gồm 18% cổ phần tại tòa nhà Vietcombank Tower, tòa nhà văn phòng Capital Place, hoặc 65 tài sản không bị thế chấp cho nghĩa vụ nợ hiện đang do ngân hàng OCB nắm giữ (gồm có dự án 6A Bình Chánh).
Hình ảnh bị cáo Trương Mỹ Lan tại tòa
Trước đó, bà Lan cũng trình bày về một số tài sản có nguồn gốc từ trước năm 2012, được hình thành từ nguồn tiền tích cóp trong gần 50 năm qua của gia tộc, trong đó có những tài sản đang thế chấp tại SCB, một số bị kê biên và nằm trong danh mục, phụ lục thi hành án của bản án sơ thẩm. Tài sản này một phần được hình thành từ thời ông bà để lại, vì vậy bà Lan đề nghị THADS TP. HCM xem xét xử lý các tài sản này sau cùng.
Nếu đã đủ để khắc phục hậu quả, bà Lan xin các cơ quan chức năng giải tỏa việc kê biên, để giữ lại những tài sản này như kế sinh nhai cho gia tộc.
Để việc xử lý tài sản được nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời giảm thiểu thiệt hại cho các bị hại và những người có liên quan, bà Lan cũng kiến nghị THADS TP.HCM và các cơ quan liên quan xem xét tạo điều kiện thuận lợi để gia đình có thể chủ động thi hành án, khắc phục triệt để hậu quả.
Vào ngày 15/11, Luật sư Phan Trung Hoài, người bào chữa cho bị cáo Lan, cho biết thân chủ của ông đã có chuyển biến tích cực về nhận thức và không còn kêu oan. Bị cáo Lan cũng đưa ra nhiều phương án xử lý tài chính cụ thể để khắc phục hậu quả vụ án, đồng thời kiến nghị về cơ chế nhằm hồi sinh và phát triển các dự án nhằm có nguồn tiền khắc phục.