Tuổi Nghỉ Hưu Của Sĩ Quan

Tuổi Nghỉ Hưu Của Sĩ Quan

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị Quân ủy T.Ư lần thứ 11 cho ý kiến về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (viết tắt là luật Sĩ quan) do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang, Phó bí thư Quân ủy T.Ư, chủ trì sáng 29.7.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị Quân ủy T.Ư lần thứ 11 cho ý kiến về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (viết tắt là luật Sĩ quan) do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang, Phó bí thư Quân ủy T.Ư, chủ trì sáng 29.7.

Cần tiếp tục rà soát 17 chức vụ cơ bản, chức danh tương đương để tránh bỏ sót

Phát biểu phiên thảo luận tại Tổ 10, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, đây là dự án luật đầu tiên thể hiện tư duy đổi mới, theo đó, trong luật chỉ quy định quân hàm từ Thượng tướng trở lên còn Trung tướng trở xuống giao Quân ủy Trung ương và Chính phủ quy định để bảo đảm linh hoạt, phù hợp với tính chất nhiệm vụ của Quân đội.

“Trong bối cảnh hiện nay các vấn đề chuyển đổi rất nhanh nếu quy định chi tiết quá sẽ rất vướng trong quá trình thực hiện, vì vậy sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là luật đầu tiên đánh dấu thực hiện tư tưởng đổi mới, luật chỉ quy định những vấn đề lớn còn những vấn đề còn lại giao Chính phủ, cấp có thẩm quyền phù hợp quy định…”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Trên cơ sở phân tích nhiều nội dung cụ thể được quy định tại dự thảo luật, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát 17 chức vụ cơ bản, chức danh tương đương để tránh bỏ sót; hiệu lực của Luật nên quy định thống nhất 1 hiệu lực thi hành chung;…

Bên cạnh đó, đối với quy định về nhà ở xã hội đối với lực lượng vũ trang về nguyên tắc là Bộ Quốc phòng nhưng phải phù hợp với pháp luật, Luật Quy hoạch, Luật Nhà ở,… do đó, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, dự thảo luật cần rà soát thể hiện phù hợp; đảm bảo tính khả thi.

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận tại Tổ 10

Góp ý tại phiên thảo luận, các đại biểu cũng cơ bản tán thành sự cần thiết kịp thời sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN).

Đồng thời, nhấn mạnh việc ban hành Luật nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về xây dựng đội ngũ sĩ quan QĐNDVN vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đến năm 2025 cơ bản xây dựng QĐNDVN tinh, gọn, mạnh; tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030 xây dựng QĐNDVN cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội tăng từ 1-5 tuổi

Với luật được thông qua, tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất (tuổi nghỉ hưu) với sĩ quan theo bậc quân hàm tăng từ 1-5 tuổi so với luật hiện hành.

Cụ thể tuổi nghỉ hưu của cấp úy 50 tuổi; thiếu tá 52; trung tá 54; thượng tá 56; đại tá 58 và cấp tướng 60 tuổi.

Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, năng lực, sức khỏe và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 5 năm. Trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn theo quy định của bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Quá trình thảo luận dự thảo luật trước đó, một số ý kiến đề nghị quy định tuổi của sĩ quan quân đội thống nhất theo Bộ luật Lao động và Luật Công an nhân dân.

Đề nghị quy định tuổi nghỉ hưu phù hợp cho từng quân, binh chủng, phù hợp với tính chất, môi trường, địa bàn công tác.

Có ý kiến đề nghị giao thẩm quyền cho bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về độ tuổi nghỉ hưu ở một số chức danh chỉ huy, quản lý nhưng không cao hơn độ tuổi theo cấp bậc quân hàm.

Về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới trình bày báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay do cơ cấu, tổ chức, tính chất, nhiệm vụ, đối tượng tác chiến của quân đội và công an khác nhau.

Nếu tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội bằng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan công an hoặc bằng tuổi của người lao động theo Bộ luật Lao động sẽ không bảo đảm cho sĩ quan, nhất là sĩ quan ở các đơn vị sẵn sàng chiến đấu có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ.

Hằng năm quân đội vẫn phải tuyển sinh quân sự để sắp xếp và trẻ hóa đội ngũ cán bộ cấp phân đội, nếu tăng thêm tuổi so với dự thảo luật sẽ gây dôi dư, ùn tắc trong đội ngũ sĩ quan".

Việc tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan như dự thảo luật trình Quốc hội thông qua vừa giữ gìn được đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản, có bản lĩnh, trình độ, kinh nghiệm, sức khỏe trong chỉ huy, quản lý, nghiên cứu, tham mưu và số cán bộ có chuyên môn trình độ cao để có nhiều thời gian phục vụ quân đội, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội hiện đại.

Vừa bảo đảm sĩ quan cơ bản có đủ số năm tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu mức tối đa 75%.

Làm rõ hơn đặc trưng của quân đội đối với quy định về “nghỉ chờ” cần xử lý như thế nào cho phù hợp

Đại biểu Nguyễn Trường Giang – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông phát biểu

Quan tâm tới quy định tại Khoản 1, Điều 1 sửa đổi, bổ sung Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, đại biểu Nguyễn Trường Giang – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông cơ bản thống nhất với 17 chức vụ cơ bản và chức danh tương đương.

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị đây là nội dung sửa đổi quan trọng vì vậy cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục đánh giá kỹ lưỡng, chặt chẽ đảm bảo khắc phục được những bất cập của thực tiễn vừa qua.

Đồng thời, thống nhất với quy định về tuổi nghỉ hưu như đề xuất tại Tờ trình, đại biểu cũng lưu ý cần đánh giá về Quỹ bảo hiểm xã hội; làm rõ hơn đặc trưng của quân đội đối với quy định về “nghỉ chờ” cần xử lý như thế nào cho phù hợp?

Ngoài ra, đối với quy định về hiệu lực, đại biểu đề xuất, cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, quy định về tuổi nghỉ hưu cần có hiệu lực ngay từ ngày 01/12/2024 còn đối với các nội dung khác có hiệu lực từ 01/01/2025 để phù hợp với năm ngân sách, công tác chuẩn bị các nội dung quy định trong luật; bổ sung quy định về điều khoản chuyển tiếp để thuận lợi trong tổ chức thực hiện.

Đề nghị bổ sung chế độ, chính sách đối với sĩ quan biệt phái khi kết thúc nhiệm kỳ biệt phái và khi họ nghỉ hưu

Đại biểu Nguyễn Văn Huy - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình

Nêu quan điểm, đại biểu Nguyễn Văn Huy - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình nhấn mạnh sự cần thiết kịp thời sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Để hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu đề nghị, cần rà soát kỹ lưỡng toàn bộ dự thảo Luật để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật, bao gồm cả các dự án luật đang trình Quốc hội cho ý kiến.

Tại dự thảo Luật, quy định Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về sĩ quan; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện việc quản lý nhà nước về sĩ quan; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh lập kế hoạch phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị rà soát và cân nhắc kỹ lưỡng để bảo đảm thống nhất với các luật khác. “Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024, do đó, chưa có cơ sở để khẳng định việc áp dụng Điều 102 của Luật Nhà ở (sửa đổi) về vai trò, trách nhiệm của Bộ Quốc phòng và UBND cấp tỉnh trong công tác lập quy hoạch, phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân”, đại biểu nêu dẫn chứng.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị, dự thảo Luật cũng cần bổ sung chế độ, chính sách đối với sĩ quan biệt phái khi kết thúc nhiệm kỳ biệt phái và khi họ nghỉ hưu.

Cũng tại phiên thảo luận, các đại biểu còn cho ý kiến vào một số nội dung khác như: chức vụ của sĩ quan; tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan; cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan; thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ; chế độ, chính sách đối với sĩ quan QĐNDVN.

Các ý kiến của đại biểu Quốc hội đều bày tỏ nhất trí về sự cần thiết ban hành luật, nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về xây dựng đội ngũ sĩ quan QĐNDVN vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đến năm 2025 cơ bản xây dựng QĐNDVN tinh, gọn, mạnh; tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030 xây dựng QĐNDVN cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Dự thảo luật quy định về chức vụ cơ bản và chức vụ, chức danh tương đương của sĩ quan; hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của sĩ quan; cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng.

Ngoài ra còn có một số nội dung liên quan đến thẩm quyền và quy định rõ hơn một số chế độ, chính sách đối với sĩ quan, như thăng quân hàm, nâng lương trước thời hạn, chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ nhà ở, đất ở, chăm sóc sức khỏe, trách nhiệm của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương...

Chính phủ đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội ở hầu hết cấp bậc quân hàm, từ 1 – 5 tuổi. Cụ thể cấp úy lên 50 tuổi, Thiếu tá 52, Trung tá 54, Thượng tá 56, Đại tá 58 và cấp Tướng là 60.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) cho rằng, việc tăng tuổi như trên sẽ tăng thêm thời gian cũng như mức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội, làm gia tăng sự tích lũy đối với quỹ bảo hiểm xã hội, góp phần thực hiện nguyên tắc đóng - hưởng trong các chế độ BHXH dài hạn.

Bên cạnh đó, ông đề nghị rà soát để xem xét tăng thêm tuổi đối với cấp Đại tá và cấp Tướng nhằm bảo đảm thống nhất trong lực lượng vũ trang và tương thích với lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu trong Bộ luật Lao động.

“Số lượng cấp Đại tá và cấp Tướng chiếm tỷ lệ nhỏ nên việc kéo dài tuổi nghỉ hưu không tác động nhiều đến tổng quân số. Trong khi đó, đây là cơ chế để tiếp tục phát huy kinh nghiệm, trình độ của các sỹ quan này trong thời bình hiện nay”, ông Nghĩa nêu quan điểm.

Dự thảo luật cũng quy định, khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định không quá 5 năm.

Theo đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum), quy định như trên có thể dẫn đến trường hợp chưa đến trần hoặc vượt trần tuổi nghỉ hưu theo Bộ luật lao động. Do đó, nên xác định theo hướng cho kéo dài tuổi nhưng không quá 62 với nam, 60 với nữ và giao Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể.

Tương tự, nội dung “Sĩ quan là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2, dược sĩ chuyên khoa 2, tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành, sĩ quan được đào tạo chuyên sâu, đặc thù hoặc trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng”, theo ông Tô Văn Tám cần rõ “kéo dài hơn” là bao lâu.

Một nội dung khác nhận được nhiều sự quan tâm của đại biểu Quốc hội và còn ý kiến khác nhau liên quan đề xuất bổ sung quy định: “Bố trí quỹ đất, bàn giao cho Bộ Quốc phòng để phát triển nhà ở xã hội cho Quân đội phù hợp với nhu cầu của Bộ Quốc phòng và khả năng của từng địa phương”.

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng  Luật Nhà ở năm 2023 đã quy định một mục riêng về phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, từ bố trí quỹ đất, nguồn vốn đầu tư và triển khai thực hiện không cần thêm quy định riêng.

Nếu theo dự thảo thì sau này việc bố trí quỹ đất vẫn phải theo Luật Nhà ở vì thực hiện nhà ở xã hội, việc thực hiện với các nguồn vốn khác nhau cũng có trình tự lựa chọn nhà đầu tư khác nhau nên dễ xung đột với nhiều quy định liên quan.

Hơn nữa, theo một số đại biểu Quốc hội, không phải địa phương nào cũng có quỹ đất để giao, mà chỉ ưu tiên cho sĩ quan quân đội có khó khăn về nhà ở trong quỹ đất nhà ở xã hội chung.