Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì là câu hỏi thường gặp ở nhiều chị em lần đầu mang thai. Bởi vì, chế độ dinh dưỡng liên quan mật thiết tới sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu sẽ không phải đau đầu tìm câu trả lời nữa, vì Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ gợi ý các dưỡng chất tốt cho từng tháng ngay trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi chi tiết nhé.
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì là câu hỏi thường gặp ở nhiều chị em lần đầu mang thai. Bởi vì, chế độ dinh dưỡng liên quan mật thiết tới sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu sẽ không phải đau đầu tìm câu trả lời nữa, vì Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ gợi ý các dưỡng chất tốt cho từng tháng ngay trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi chi tiết nhé.
Rau xanh cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể như A, B, C, D, canxi, sắt, folate và chất xơ. Thực phẩm này thường được sử dụng trong chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu, đem lại lợi ích dinh dưỡng quan trọng. Ngoài ra, mẹ bầu có thể tận dụng rau xanh kết hợp với thịt heo, thịt bò hoặc thưởng thức món này với hương vị thơm ngon và đa dạng.
Đây là một loại trái cây dinh dưỡng, giàu chất béo không bão hòa đơn, chất xơ, vitamin B, C, E, K và nhiều khoáng chất quan trọng như Kali, Lutein, Folate,… Những chất này cần thiết cho quá trình mang thai, giúp ích trong việc hình thành da, não, các mô của thai nhi và phòng ngừa chuột rút trong thai kỳ. Hơn nữa, nhiều bà bầu đã chia sẻ rằng trái bơ giúp giảm tình trạng ốm nghén hiệu quả.
Các loại quả mọng phổ biến như dâu tây, việt quất, cherry,… chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là omega-3. Các dưỡng chất trong quả mọng giúp kích thích tín hiệu thần kinh não, đồng thời phòng ngừa quá trình oxy hóa, giúp bảo vệ khả năng ghi nhớ và tình trạng tăng cường trí nhớ trong và sau khi mang thai.
Bà bầu nên ăn gì thích hợp? Cam, quýt và các loại trái cây có múi như bưởi, chanh đều là nguồn cung cấp chất vitamin C phong phú cho cơ thể mẹ bầu. Loạt vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức kháng và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, từ đó giúp phòng ngừa Cảm cúm và các bệnh nguy hiểm khác. Không chỉ vậy, chúng còn góp phần cải thiện khả năng hấp thụ sắt và hạn chế nguy cơ phát triển dị tật cho thai nhi.
Giai đoạn cuối cùng trong quá trình thai kỳ là một bước tiến đáng kể trong việc tăng cân của thai nhi. Để đảm bảo sự phát triển cân nặng tốt cho thai nhi, mẹ bầu cần tăng lượng calo tiêu thụ khoảng 400 kcal/ngày. Bên cạnh đó, việc bổ sung vitamin C trở nên quan trọng, bởi chúng giúp tăng khả năng hấp thụ sắt và canxi trong cơ thể, đồng thời giảm nguy cơ vỡ ối và sinh non.
Hơn nữa, trong những tháng cuối, do sự thay đổi của hormone cùng với sự phát triển của thai nhi sẽ tạo áp lực lên vùng chậu và bàng quang, mẹ bầu thường gặp vấn đề về táo bón và đầy bụng. Để tránh tình trạng này, chế độ ăn uống cho bà bầu nên được bổ sung chất xơ và hạn chế thực phẩm khó tiêu hóa.
Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để đủ chất, con khỏe mạnh là vấn đề nhiều mẹ bầu chưa biết. Mỗi tháng, mẹ bầu sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi, cụ thể:
Trong 3 tháng đầu tiên, nhiều phụ nữ trải qua cảm giác ốm nghén, cảm giác khó chịu, thậm chí buồn nôn mỗi khi đối diện với thức ăn. Tuy nhiên, vì giai đoạn này chính là thời kỳ hình thành hầu hết các cơ quan quan trọng của thai nhi, việc duy trì chế độ dinh dưỡng đủ chất, đa dạng thực phẩm, nhiều rau xanh và trái cây là vô cùng quan trọng.
Các khoáng chất thiết yếu như axit folic, canxi hay sắt cần được tăng cường bổ sung trong suốt 9 tháng mang thai để ngăn ngừa Thiếu máu và loãng xương. Ngoài ra, trong giai đoạn này, thai nhi rất nhạy cảm với các tác nhân gây hại từ môi trường nên mẹ bầu cần hạn chế tiếp xúc và chú trọng đến chế độ dinh dưỡng của mình.
Tháng đầu tiên của thai kỳ, túi ối bắt đầu được hình thành bao quanh phôi thai. Đồng thời, nhau thai cũng dần hình thành và phát triển, đây là bộ phận có tác dụng vận chuyển các chất dưỡng chất thai nhi.
Ở thời điểm này một số bộ phận trên cơ thể thai nhi bắt đầu được hình thành: miệng, cổ họng, tế bào máu, hệ tuần hoàn,… Đến cuối tuần thứ 4, tim bắt đầu phát triển có kích thước bằng hạt vừng và có nhịp đập khoảng 65 lần/phút. Trong tháng đầu tiên mang thai mẹ bầu cần bổ sung những loại thực phẩm giàu dưỡng chất từ các nhóm:
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Acid folic (vitamin B9) là dưỡng chất không thể thiếu đối với việc sản sinh hồng cầu giúp mang oxy từ phổi đến các bộ phận khác của cơ thể. Mẹ bầu bổ sung đầy đủ acid folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, dị tật tim ở thai nhi.
Các loại thực phẩm giàu acid folic nhất mà mẹ bầu có thể bổ sung hàng ngày:
Ngoài các thực phẩm ở trên, Mẹ bầu có thể bổ sung axit folic qua các nhóm thực phẩm như:
Một quả trứng gà trung bình cung cấp khoảng 25 mcg folate cho bà bầu. Ngoài ra Trứng rất giàu selen, protein, vitamin B12, riboflavin…giúp giảm nguy cơ rối loạn mắt như thoái hóa điểm vàng.
Các cây họ đậu bao gồm: đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu đen, đậu xanh, đậu bắp là nguồn bổ sung axit folic dồi dào cho mẹ bầu. Ngoài ra các cây họ đậu cùng cấp các nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào cho mẹ bầu như: magie, kali, sắt. Các mẹ bầu có thể tham khảo cụ thể hàm lượng cung cấp folic của các loại đậu sau:
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Các loại hạt ngoài việc cung cấp omega 3 tuyệt vời còn cung cấp một lượng axit folic dồi dào cho bà bầu. 1 cốc các loại hạt có thể cung cấp tới 300mcg axit folic cho bà bầu. Cụ thể lượng folic của các loại hạt cung cấp cho bà bầu như sau:
Mẹ bầu có thể bổ sung các loại trái cây giàu axit folic như: cam, quýt, bưởi, đu đủ chín, dâu tây… Các loại trái cây này có thể cung cấp khoảng 20% lượng axit hàng ngày cho mẹ bầu. Cụ thể
Sữa tươi, sữa chua, sữa bầu cung cấp một lượng axit folic dồi dào cho mẹ bầu. Tùy vào mỗi loại hàm lượng axit folic cung cấp khác nhua. Trung bình các hãng sữa sẽ tính toán khoảng 1 ly sữa pha đúng theo hướng dẫn sẽ cung cấp khoảng 150-200mcg axit folic cho cơ thể.
Trong tháng đầu tiên mang thai mẹ bầu cần bổ sung khoảng 30mg sắt/ngày. Sắt có tác dụng tổng hợp hemoglobin trong tế bào hồng cầu giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu, nhiễm khuẩn ở mẹ bầu, phòng ngừa nguy cơ sinh non, nhẹ cân ở thai nhi. Các sản phẩm có chứa nhiều sắt mẹ bầu có thể tham khảo như:
Các nhóm thực phẩm chứa nhiều sắt có trong các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt gà, thịt gà tây, thịt heo… cung cấp một lượng sắt dồi dào cho bà bầu. Cụ thể các loại:
Ngoài các loại thịt đỏ cung cấp sắt dồi dào cho bà bầu thì các bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để bổ sung sắt? Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể bổ sung các loại thực phẩm dưới đây với hàm lượng sắt cụ thể:
*LƯU Ý: Hướng dẫn các mẹ bầu 3 tháng đầu bổ sung các thực phẩm đúng cách:
Để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ bầu và thai nhi thì khi chế biến, ăn những nhóm thực phẩm này, mẹ bầu cần chú ý:
Tháng đầu mang thai nhìn chung còn khá nhẹ nhàng, vì thế mẹ bầu cần chuẩn bị sức lực và tinh thần để chuẩn bị sang tháng thứ 2 với nhiều “thử thách” hơn.
Tháng thứ 2 là thời điểm phôi thai đã phát triển khá rõ, lúc này thai nhi chỉ nặng khoảng 1g và có kích thước bằng hạt đậu nhỏ. Các ngón tay, ngón chân, mắt, tai các cơ quan cảm giác, ống thần kinh của thai nhi bắt đầu hình thành.
Bước sang tháng thứ 2 sức khỏe mẹ bầu bị sẽ kém hơn rất nhiều so với tháng đầu bởi vì phải đối mặt với các cơn nghén nặng. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do nồng độ hormone progesterone tăng cao cùng với đó là việc lượng đường huyết trong máu giảm gây ra hiện tượng: buồn nôn, nôn, chán ăn,…
Ở giai đoạn này, ngoài việc cần bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết như: sắt, acid folic, vitamin B11 thì mẹ bầu cần tập trung vào những nguồn dinh dưỡng như:
Trong tháng thứ 2 của thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 800mg canxi/ngày. Canxi có tác dụng làm giảm mệt mỏi, đau nhức cơ bắp ở mẹ bầu và phòng ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng, còi xương bẩm sinh hoặc biến dạng xương ở thai nhi.
Các thực phẩm có chứa nhiều canxi như:
Vào tháng thứ 2 của thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 100g protein mỗi ngày. Protein có tác dụng củng cố hệ miễn dịch, tăng cường vận chuyển oxy trong máu, cải thiện sức khỏe mẹ bầu và giúp thai nhi phát triển toàn diện.
Một số thực phẩm giàu protein mẹ bầu nên tham khảo:
Trong giai đoạn 2 tháng đầu mang thai mẹ bầu cần bổ sung khoảng 600IU vitamin E mỗi ngày. Vitamin E có tác dụng làm dày túi ối, dày niêm mạc tử cung, tránh trường hợp vỡ túi ối sớm gây nguy hiểm thai nhi và giảm tỷ lệ sảy thai ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu.
Một số món ăn có chứa nhiều vitamin E như:
Gừng có khả năng làm giảm co thắt ruột, ngăn ngừa chứng khó tiêu, đầy hơi đồng thời làm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, từ đó có làm giảm cảm giác buồn nôn. Đây là lựa chọn an toàn của mẹ bầu để làm giảm buồn nôn, khó chịu trong tháng thứ 2 của thai kỳ.
Mẹ bầu có thể sử dụng gừng để chữa buồn nôn bằng cách rắc 1 ít muối lên miếng gừng tươi để ngậm hoặc nhỏ vài giọt chanh vào gừng xay nhuyễn rồi mạng ngậm. Đối với những mẹ bầu không ngậm được gừng tươi thì có thể xay gừng lấy nước ép, rồi cho 1 chút muối, chanh và 1 cốc nước để uống. Đây là cách vừa giúp mẹ bầu giảm nghén, vừa tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, để làm giảm triệu chứng buồn nôn ở giai đoạn này mẹ bầu nên: chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống nhiều nước kết hợp với vận động nhẹ nhàng,…