Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam ngày càng phát triển và có những bước tiến lớn. Việt Nam là một thị trường tiềm năng với nhu cầu tiêu thụ cao, rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu đã hình thành, là cầu nối giao thương quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc dân. Vậy quy trình nhập khẩu hàng hoá như thế nào? Mời Quý thành viên cùng tham khảo nội dung dưới đây:
Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam ngày càng phát triển và có những bước tiến lớn. Việt Nam là một thị trường tiềm năng với nhu cầu tiêu thụ cao, rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu đã hình thành, là cầu nối giao thương quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc dân. Vậy quy trình nhập khẩu hàng hoá như thế nào? Mời Quý thành viên cùng tham khảo nội dung dưới đây:
- Thuế nhập khẩu: Sau khi xác định được phân loại hàng hóa theo hệ thống HS của Việt Nam, nhà nhập khẩu có thể biết được mức thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa đó. Nhà nhập khẩu sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể của hàng hóa để chọn thuế quan phù hợp và có lợi nhất cho mình. Cụ thể:
(i) Thuế MFN: Đây là mức thuế Việt Nam áp dụng đối với hàng hóa đến từ các nước thành viên WTO và phải tuân thủ cam kết WTO của Việt Nam.
(ii) Thuế EVFTA: Đây là mức thuế ưu đãi Việt Nam dành cho hàng hóa từ các nước EU, mức thuế ưu đãi sẽ do Việt Nam quyết định nhưng không được thấp hơn mức đã cam kết trong EVFTA.
Hiện tại, Việt Nam đã ban hành Nghị định 111/2020/NĐ-CP về Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định EVFTA giai đoạn 2020 – 2022.
- Thuế giá trị gia tăng: Đa số các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu đều phải chịu thuế giá trị gia tăng (trừ một số loại hàng hóa đặc biệt). Mức thuế giá trị gia tăng thường là 10%, một số ít hàng hóa chỉ phải chịu mức thuế 5%. Tuy nhiên, nếu sản phẩm nhập khẩu được sử dụng làm đầu vào cho sản xuất ra một loại hàng hóa khác thì số tiền thuế giá trị gia tăng đó sau này sẽ được khấu trừ hoàn thuế.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: Một số hàng hóa nhập khẩu là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như rượu bia, thuốc lá, ô tô… Mức thuế tiêu thụ đặc biệt khác nhau tùy thuộc vào loại hàng hóa áp dụng.
- Thuế bảo vệ môi trường: Đây là loại thuế áp dụng đối với các sản phẩm hàng hóa mà khi sử dụng sẽ gây tác động xấu đến môi trường như xăng dầu, than đá, thuốc bảo vệ thực vật….
- Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ: Một số hàng hóa nhập khẩu bị Việt Nam điều tra và áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc tự vệ nên sẽ phải chịu thêm các mức thuế này khi nhập khẩu vào Việt Nam.
Xác định phân loại (HS) cho hàng hóa là một bước rất quan trọng để xác định thuế quan áp dụng đối với hàng hóa đó. Theo Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), các nước sẽ áp đặt thống nhất đến 6 số đầu của một mã HS. Tuy nhiên, việc áp đặt các số sau đó trong dãy số mã HS thuộc quyền quyết định riêng của mỗi nước, vì thế các số này có thể khác biệt giữa các nước.
Tra cứu Mã HS hàng hóa tại đây.
Việc khai hải quan có thể chuẩn bị trước bằng cách điền sẵn các thông tin trên phần mềm khai hải quan điện tử. Tờ khai hải quan có thể nộp trước ngày hàng hóa tới cửa khẩu hoặc trong vòng 30 ngày từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu lên Hệ thống VNACCS. Sau khi tờ khai hải quan được truyền đi. Hệ thống sẽ tự động phân luồng:
- Luồng xanh: Nếu Hệ thống VNACCS phản hồi luồng Xanh, nhà nhập khẩu được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và hàng hóa.
- Luồng vàng: Nếu hệ thống gửi phản hồi luồng Vàng, người nhập khẩu phải nộp thêm các hồ sơ giấy sau để Hải quan kiểm tra:
+ Giấy phép nhập khẩu (đối với trường hợp hàng hóa thuộc diện phải có Giấy phép nhập khẩu);
+ Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành (đối với các trường hợp hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành);
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa EVFTA (đối với trường hợp hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA).
- Luồng đỏ: Nếu hệ thống phản hồi luồng Đỏ, người nhập khẩu sẽ phải nộp các hồ sơ như trong trường hợp Luồng vàng và cơ quan Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp này.
Nhà nhập khẩu phải nộp đầy đủ các loại thuế phí liên quan để được thông quan và giải phóng hàng hóa.
Trên đây là quy định về Quy trình nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam năm 2022 Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Shop2banh chuyên bán Phụ tùng xe máy, Phụ kiện, Đồ chơi xe máy HCM, giao hàng trên toàn quốc khắp 63 tỉnh thành: TP Hồ Chí Minh, Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Phú, Phú Nhuận, Tân Bình, Thủ Đức, Bình Tân, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, Biên Hòa, Đồng Nai, Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một, Bình Dương, Hà Nội, Đà Nẵng, Ninh Kiều, Cần Thơ, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang, Kiên Giang, Huế, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Phước, Cà Mau, Hậu Giang, Bình Định, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Hải Dương, Hòa Bình, Hà Giang, Hưng Yên, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Bình, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Nam.