Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam là nguồn cung hàng hoá lớn thứ 8 của Thái Lan, chiếm tỷ trọng 2,94% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Thái Lan, cải thiện so với mức 2,7% của cùng kỳ năm 2023. Đứng đầu trong danh sách này là các thị trường như: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hoa Kỳ, UAE…
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam là nguồn cung hàng hoá lớn thứ 8 của Thái Lan, chiếm tỷ trọng 2,94% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Thái Lan, cải thiện so với mức 2,7% của cùng kỳ năm 2023. Đứng đầu trong danh sách này là các thị trường như: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hoa Kỳ, UAE…
Thương mại Việt Nam - Thái Lan trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt mức 13 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ. Việt Nam ghi nhận nhập siêu 2,56 tỷ USD từ thị trường này.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang quốc gia Đông Nam Á này thu về 5,23 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất thuộc nhóm điện tử và dầu thô. Cụ thể, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác xuất khẩu với 666 triệu USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trường này.
Việt Nam thu về 608 triệu USD từ việc xuất khẩu điện thoại và linh kiện, giảm sâu 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện xuất khẩu cũng đạt 497 triệu USD, tăng tới 25,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dầu thô sang Thái Lan đạt tới 526 triệu USD, là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu lớn thứ 3 sang nước nay. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu dầu thô lại giảm nhẹ 1,1%. Nguyên nhân chủ yếu do lượng dầu thô xuất khẩu sang Thái Lan giảm từ 811.210 tấn cùng kỳ năm trước xuống còn 762.948 tấn tại kỳ này.
Trong nhóm có kim ngạch trên 100 triệu USD, Việt Nam còn xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng sang Thái Lan với giá trị 391 triệu USD, giảm sâu 22,6% YoY.
Hàng dệt may xuất khẩu sang Thái Lan tăng tới 26,9% YoY, lên mức 192 triệu USD. Đáng chú ý, sản phẩm hóa chất và sản phẩm từ chất dẻo có mức tăng trưởng tới ba con số, với lần lượt +265% YoY (đạt 285 triệu USD) và +151% YoY (đạt 158 triệu USD).
Trong nhóm nông, thủy sản, Việt Nam còn xuất khẩu rau quả sang Thái Lan với kim ngạch 163 triệu USD, tăng tới 89,5% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu cà phê cũng tăng tới 89% YoY, đạt 127 triệu USD.
Ngược lại, hàng thủy sản xuất khẩu sang quốc gia Đông Nam Á này lại giảm 12,5% so với cùng kỳ, còn 149 triệu USD.
Trong nhóm này, Việt Nam còn xuất khẩu hạt điều sang Thái Lan với 35,3 triệu USD và hạt tiêu với 22,7 triệu USD.
Về nhập khẩu, 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 7,8 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ Thái Lan, tăng nhẹ 1,3% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập khẩu 42 mặt hàng chính từ Thái Lan, các mặt hàng nhập khẩu lớn nhất thuộc về nhóm điện tử và ô tô.
Cụ thể, Việt Nam chi 799 triệu USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giảm sâu 34,8% so với cùng kỳ. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác cũng đạt 647 triệu USD, tăng 7,6% YoY; hàng điện gia dụng, linh kiện với 600 triệu USD, tăng tới 21,2% YoY.
Trong nhóm phương tiện, Việt Nam chi tới 756 triệu USD để nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ Thái Lan, tuy nhiên kết quả này lại giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô cũng đạt 416 triệu USD, giảm nhẹ 0,9% YoY.
Việt Nam còn nhập khẩu các mặt hàng nguyên, nhiên liệu từ Thái Lan như xăng dầu với 304 triệu USD, giảm sâu 36% YoY; chất dẻo nguyên liệu với 443 triệu USD, tăng 6% YoY; kim loại thường khác với 433 triệu USD, tăng tới 31% YoY...
Thái Lan cũng xuất khẩu sang Việt Nam mặt hàng vải với kim ngạch 178 triệu USD, tăng nhẹ 3,4% YoY; nguyên phụ liệu dệt may, da giày đạt 213 triệu USD, tăng tới 21,9% YoY.
Trong nhóm nông, thủy sản, bốn mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ quốc gia Đông Nam Á này là rau quả với 41 triệu USD, sữa và sản phẩm sữa với 38 triệu USD, thủy sản với 15 triệu USD và ngô với 12 triệu USD.
Từ ngày 18 - 20/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI) phối hợp với Công ty NC NetWork Việt Nam tổ chức Triển lãm giao thương quốc tế ngành chế tạo (FBC ASEAN 2024) với chủ đề “Hành trình từ linh kiện đến sản phẩm hoàn chỉnh”.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, 4 tháng đầu năm 2023, thương mại hai chiều Việt Nam – Thái Lan đạt 6,26 tỷ USD, Việt Nam nhập siêu 1,49 tỷ USD hàng hóa từ thị trường này.
Thái Lan hiện là thị trường có kim ngạch thương mại lớn nhất với Việt Nam trong khối ASEAN, chiếm 28% tổng thương mại Việt Nam - ASEAN 4 tháng đầu năm 2023.
Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Thái Lan đạt 2,38 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2023, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2022. Các mặt hàng xuất khẩu có trị giá từ 100 triệu USD trở lên sang Thái Lan là các mặt hàng điện tử, phương tiện vận tải phụ tùng, dầu thô và sắt thép.
Trong đó, xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt 391 triệu USD; tiếp đến là máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác đạt 301 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cũng đạt 208 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu 3 mặt hàng này chiếm 37% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Thái Lan.
Các mặt hàng điện tử xuất khẩu sang Thái Lan đều ghi nhận đà tăng trưởng, bao gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2022; điện thoại và linh kiện tăng 8%; máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng tăng 1%.
Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 4 sang thị trường này, đạt 212 triệu USD, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2022. Kim ngạch xuất khẩu sắt thép lại ghi nhận tăng 11,5%, đạt 108 triệu USD; phương tiện vận tải phụ tùng đạt 251 triệu USD, tăng 29%.
Trong tổng 36 mặt hàng chính xuất khẩu sang Thái Lan 4 tháng đầu năm 2023, quặng và khoáng sản có mức tăng trưởng cao nhất với +216% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 0,19 triệu USD.
Đứng thứ 2 là mặt hàng cà phê với 213%, đạt 24,1 triệu USD; tiếp đến là hóa chất với 130%, đạt 19,6 triệu USD; đá quý, kim loại quý và sản phẩm với 97%, đạt 1,44 triệu USD; giày dép với 88%, đạt 30 triệu USD…
Ngược lại, than là mặt hàng có mức giảm lớn nhất với -60% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 1,5 triệu USD. Đứng sau lần lượt là thức ăn gia súc với 52%, đạt 5,9 triệu USD; phân bón với 51%, đạt 3,3 triệu USD; sản phẩm hóa chất giảm 49%, đạt 42 triệu USD…
Về nhập khẩu, 4 tháng đầu năm 2023 Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Thái Lan đạt 3,84 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2022.
Có 10 mặt hàng nhập khẩu từ Thái Lan đạt kim ngạch từ 100 triệu trở lên với tổng kim ngạch đạt 2,75 tỷ USD, chiếm 71% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Thái Lan trong 4 tháng đầu năm 2023 . Trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 670 triệu USD, tăng 19,6%.
Đứng thứ 2 là mặt hàng ô tô nguyên chiếc với 544 triệu USD và 27.149 chiếc. Hiện Thái Lan là thị trường cung cấp ô tô nhập khẩu lớn nhất khi tới 49% tổng lượng nhập khẩu ô tô của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2023.
Việt Nam nhập khẩu 290.612 tấn xăng dầu từ Thái Lan với kim ngạch đạt 250,11 triệu USD. Thái Lan là một trong 7 thị trường cung cấp xăng dầu nhập khẩu cho Việt Nam và đứng vị trí thứ 5 (sau Hàn Quốc, Singapore, Malaysia và Trung Quốc).
Trong tổng 42 mặt hàng chính nhập khẩu từ Thái Lan, có 33 mặt hàng ghi nhận tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, đá quý, kim loại quý và sản phẩm là mặt hàng có mức giảm lớn nhất với 53%. Đứng sau là chất dẻo nguyên liệu với 47%; sắt thép với 45%; nguyên phụ liệu dược phẩm với 40%; khí đốt hóa lỏng với 38%...
Ngược lại, ngô là mặt hàng nhập khẩu có mức tăng cao nhất so với cùng kỳ năm 2022 với 75%; tiếp đến là ô tô với 57%; phân bón với 45%; sản phẩm từ giấy với 38%; hàng rau quả với 25%...
Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) cập nhật, giá gạo xuất khẩu 5% tấm tăng 9 USD lên 659 USD/tấn. Tương tự, gạo 25% tấm cũng tăng 8 USD lên 623 USD/tấn. Các loại gạo khác của Thái Lan cũng tăng 5 - 10 USD/tấn và đạt mức cao nhất lịch sử 15 năm kể từ năm 2008. Trong những tháng cuối năm, xuất khẩu gạo của Thái Lan gặp thuận lợi vì nguồn cung dồi dào. Chỉ tính riêng trong tháng 11 xuất khẩu gạo đạt trên 1 triệu tấn, đưa tổng sản lượng xuất khẩu của 11 tháng lên gần 8 triệu tấn.
Chốt phiên giao dịch cuối năm, giá gạo Thái Lan đã vượt qua gạo Việt Nam đứng đầu thế giới
Trong khi đó, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm giữ nguyên mức 653 USD/tấn và gạo 25% tấm là 633 USD/tấn.
Như vậy, kết thúc ngày giao dịch cuối cùng của năm 2023, giá gạo tiêu chuẩn 5% tấm của Việt Nam thấp hơn gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan 6 USD/tấn. Tuy nhiên, mức giá cao nhất của gạo Việt Nam từng ghi nhận trong năm 2023 lên tới 663 USD/tấn, vào thời điểm ngày 6.11. Lúc đó, gạo Thái Lan chỉ 558 USD/tấn, thấp hơn gạo Việt Nam đến 105 USD.
Trong năm 2024, các chuyên gia thị trường đều có chung nhận định giá gạo duy trì mức cao do nguồn cung hạn chế. Cụ thể, do Ấn Độ tiếp tục chính sách hạn chế xuất khẩu gạo, thậm chí siết chặt thêm các chính sách này để kìm chế giá lương thực trong nước. Điều đó sẽ khiến nguồn cung của thế giới tiếp tục tình trạng thiếu hụt 4 - 5 triệu tấn. Trong khi hiện tượng thời tiết El Nino đang vào cao điểm và nhiều khả năng kéo dài đến giữa năm 2024, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất lương thực ở nhiều quốc gia trên toàn cầu, nhất là châu Á - nơi tiêu thụ nhiều gạo nhất thế giới.
Một số thương nhân kinh doanh gạo ở ĐBSCL cho biết, vụ lúa đông xuân sẽ thu hoạch rộ từ sau Tết Nguyên đán sắp tới (khoảng tháng 2 - 3.2024). Đây là thời điểm giữa mùa khô hạn và nguồn cung gạo của Việt Nam dồi dào nhất so với các nước xuất khẩu gạo khác trong khu vực, giá gạo có thể có lợi cho bà con nông dân.
Hiện tại, một số ít diện tích lúa thu đông muộn và đông xuân sớm ở ĐBSCL đang thu hoạch. Giá phổ biến trên 9.000 đồng/kg, một số loại gạo thơm, gạo chất lượng cao có giá đến 9.800 - 10.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nông dân có lãi khoảng 50%.